Làm sao để bé hay nói?

Bé nhanh miệng thường năng động, tươi vui và thích khám phá cuộc sống hơn. Nhóm bé này có khả năng sử dụng từ và chính tả chính xác hơn các bé ít nói. Để kích thích bé hay nói, bạn có thể tham khảo 8 gợi ý dưới đây: a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

31.0255
  • 1

    Trò chuyện không ngừng

    Giao tiếp với bé đôi khi giống như là độc thoại bởi bé mới học nói, vốn từ chưa nhiều, phản ứng với các câu hỏi của bạn thường bị chậm.

    Tuy nhiên, bạn nên trò chuyện với bé bất kể bé có trả lời hay không, chẳng hạn: “Mẹ con mình cùng đi tắm nhé. Con thấy nước đã ấm chưa? Mẹ đặt con gấu nhựa vào đây nhé? Hay con thích chú gà trống này bơi cùng trong chậu tắm?”…

  • 2

    Đọc sách cho bé

    Không có thời điểm nào là quá sớm để bắt đầu xây dựng thói quen đọc sách cho bé. Các nghiên cứu chứng minh, bé sẽ yêu thích việc học hành hơn nếu được làm quen với những cuốn sách ngay từ hồi ấu thơ.

    Bé dưới 2 tuổi, bạn có thể chỉ cho bé biết tên những đồ vật trong hình để bé ghi nhớ. Bé lớn hơn sẽ phù hợp với những câu chuyện dài.

  • 3

    Dạy bé cách xây dựng câu chuyện

    Gợi ý cho bé hoàn thành những câu chuyện vui vẻ với nhân vật, tình tiết và các chuyến phiêu lưu mà nhân vật chính là những con vật gần gũi. Nhưng bố mẹ cũng lưu ý chọn những câu chuyện của bạn phù hợp với tư duy bé và không khiến bé chán nản.

  • 4

    Mở rộng mối quan tâm của bé

    Nếu bạn nhận ra bé có vẻ quan tâm đến một số hình vẽ minh họa trong một cuốn sách, nên gợi mở thêm sự quan tâm của bé về điều này.

    Nếu bé thích thú với những chiếc thuyền, bạn có thể chỉ cho bé xem nhiều hình ảnh về thuyền khác nhau đồng thời cũng nên nói sơ qua cho bé về chức năng, đặc điểm riêng của từng loại thuyền. Sau đó, bạn để bé tự nhắc lại những điều này, hỏi bé thêm và lắng nghe phản hồi.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi âm giọng nói của hai mẹ con vào điện thoại di động và mở cho bé nghe sau đó.

  • 5

    Tránh phê phán những khiếm khuyết của bé

    Thay vì nhại giọng khi bé nói ngọng, bạn nên kiên nhẫn yêu cầu bé nói lại thật chuẩn lỗi phát âm vừa rồi và khen ngợi kịp thời nếu thấy bé có tiến bộ.

  • 6

    Xem TV đúng cách

    Các chuyên gia khuyến cáo, bé dưới 2 tuổi không nên xem TV. Tuy nhiên, với bé trên 2 tuổi, thời gian xem TV mỗi ngày có thể dưới 2 giờ đồng hồ.

    Một số chương trình dành cho thiếu nhi rất bổ ích và giúp bé phát triển. Bạn có thể cùng xem cùng trao đổi về những tình tiết trong chuyên mục vừa xem. Cách này cũng khuyến khích bé ham nói và nói chuẩn.

  • 7

    Kiểm tra các trục trặc về thính giác cho bé

    Nhiều bé có thể bị mắc một số chứng bệnh về tai nên khả năng thính giác suy giảm. Vì vậy, khả năng ngôn ngữ của bé cũng bị trì hoãn theo. Bạn nên chăm sóc và kiểm tra thính giác cho bé thường xuyên. Nếu bé khó nghe hoặc phản ứng chậm với âm thanh, bạn cũng nên cẩn thận.

  • 8

    Đưa bé đi tham quan

    Những chuyến đi ngắn tới vườn bách thú, bảo tàng, khu công viên có bể nuôi cá… sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho bé. Hơn nữa, những hoạt động bổ ích này cũng giúp bé nhận biết chính xác tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động cho cuộc sống về sau.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]