Làm sao để giữ gìn giọng nói ?

Với một số biện pháp dưới đây sẽ giúp các bạn bảo vệ giọng nói và tránh những bệnh liên quan đến họng a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

0

Uống nhều nước

Phải đảm bảo lượng nước trong cơ thể đầy đủ để bôi trơn hai dây thanh, với người lớn phải uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.

Không nói qua to

Khi nói không nên nói quá to, quá lớn, nới vừa phải, đủ nghe, hoặc đến gần người nghe để nói. Không cố gắng nói trong môi trường quá ồn.

Không nên nói qua nhiều

Không nên nói liên tục trong nhiều giờ. Sau mỗi giờ nói liên tục phải nghỉ ngơi 15 phút.

Không nên đằng hắng quá mạnh

Nếu có cảm giác có vật gì vướng ở cổ họng thì không nên đằng hắng quá mạnh, vì sẽ làm tổn thương đến dây thanh. Trong trường hợp này, nên nuốt nước miếng để trôi đi vật cản trong cổ họng.

Không nói nhiều khi bị đau họng

Khi bị đau họng, viêm họng, cảm cúm cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên nói nhiều trong thời gian này vì nó sẽ làm tổn thương đến họng nhiều hơn.

Điều trị khi bị viêm nhiễm

Nếu có viêm nhiễm thì cần điều trị dứt điểm, có thể điều trị bằng phương pháp dân gian như: xông hơi, xông dầu, lá cây hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tập thể dục thường xuyên

Điều quan trọng của việc giữ cho giọng nói khỏe là phải tập thể dục thường xuyên, tập thở bằng bụng để giữ hơi nhiều trong phổi, giúp việc nói không bị mệt. Nhiều phương pháp tập luyện giúp thở bằng bụng như: Yoga, tập khí công, tập dưỡng sinh.

Sinh hoạt đều đặn

Luôn giữ cơ thể không mệt mỏi bằng cách ăn uống đầu đủ, đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức thâu đêm, không rượu chè…

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]