Làm sao để tự chữa chai chân, tay?

Khi thấy vùng da chân, tay sần sùi, cứng chắc khác thường, thậm chí thấy khó chịu, đau và chảy máu; lớp da đó ngày càng dày chai lại thì chắc chắn bạn đã bị chai chân, tay. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên đi giầy không vừa chân, làm việc lao động chân tay.

0

1. Làm gì để phòng chai chân, tay?

Chai chân có thể điều trị dứt điểm nếu tìm được chính xác nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, do dị vật thì chỉ cần loại bỏ được dị vật, điều trị dứt điểm nhiễm trùng, vết chai sẽ mất dần.

Khi bị chai chân nên tránh đi những đôi giày quá chật, tránh những điểm tì quá mạnh (như khi đi giày có gót cao và mũi nhỏ). Nếu ngón chân có tật, tốt hơn hết là đóng riêng một đôi giày cho phù hợp. Một số người có ngón chân cái bị biến dạng, quèo ra phía ngoài, có thể đục lỗ trong lớp lót giày, dành một khoảng không cho ngón chân này.

2. Tự chữa chai chân, tay

Chai chân:

Nếu bàn chân đã có chai chứa nhân nên đi dép thay vì đi giày. Trong trường hợp vẫn cứ phải đi giày, có thể dùng dây chun rộng khoảng 2- 3 cm quấn 3- 4 vòng xung quanh bàn chân, phía trên và phía dưới vị trí của chai. Như vậy ta đã tạo một khoảng cách giữa chai và lót giày. Chai sẽ không chịu lực tì nữa.

Nếu chai nằm ở gan bàn chân hay các ngón chân, nên bào lớp da hóa sừng bằng đá bọt hoặc một cái dũa chuyên dụng sau khi đã bôi vào đó một dung dịch chuyên tẩy da chết.

Chai tay:

Có thể ngâm chỗ có chai vào nước muối loãng khoảng 15 phút. Nước muối sẽ làm chai nở và mềm ra. Lúc này sẽ dễ dàng bóc phần da phía trên bề mặt. Sau đó, bôi kem giữ ẩm cho da. Tránh cho chai mọc lại, nên bảo vệ vùng da trên bằng một miếng lót bằng nỉ, nếu ở chân, hoặc đi găng tay nếu đó là chai tay.

Những bệnh nhân đái tháo đường, nếu có chai chân, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp, không tự chữa tại nhà vì có thể gây nguy hiểm.

15.5935--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]