Làm sao khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn?

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng khá phổ biến làm không ít mẹ lo lắng. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và mẹ cần xử lý ra sao?

15.6009

1/ Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Trẻ mới sinh thường bị ra ghèn nhiều ở mắt. Đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường ở trẻ sơ sinh, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng. Trong lúc sinh, dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

Mắt trẻ sơ sinh còn non nớt và dễ bị tổn thương, vì vậy cần chăm sóc kỹ càng

Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cùng làm rử mắt xuất hiện nhiều, khiến trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại. Nếu khâu chăm sóc mắt bé không tốt, để lâu ngày, rất dễ dẫn đến tình trạnh viêm kết mạc.

Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên (Phần 1) Bạn tự tin rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết cho sự ra đời của con? Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả những việc đó có thể là quá ít so với những công việc cần phải làm trong những tháng ngày đầu tiên làm mẹ.

2/ Chăm sóc mắt cho trẻ như thế nào?

WHO khuyến cáo rằng mọi trẻ sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrate bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt tetracycline 1% trong vòng 1 giờ sau sinh. Mọi sự chăm sóc sau đó, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Để đảm bảo an toàn cho đôi mắt còn non nớt của bé, chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào dung dịch nước muối ấm pha loãng, lau nhẹ nhàng mắt bé. Tránh lau mạnh, lau sâu gây tổn thương mắt trẻ sơ sinh.

Bảo vệ mắt cho con yêu Khi bé có dấu hiệu mỏi mắt, nhìn chữ bị nhòe, không rõ kèm theo nhức đầu, cần đưa trẻ đi khám, đo mắt kịp thời để phát hiện tật khúc xạ mắt ở trẻ.

Mỗi ngày, mẹ thực hiện quy trình này khoảng 2-3 lần hoặc bất cứ khi nào thấy ghèn mắt ra nhiều. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi phát hiện thấy tình hình ghèn mắt ngày càng nghiêm trọng hơn, như ghèn vàng đổ nhiều có mủ, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3/ Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ

Trong tháng đầu sau sinh, trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn về mắt nặng, dẫn đến thị lực suy giảm, thậm chí gây mù lòa. Tác nhân gây nhiễm khuẩn này thông thường là vi trùng gây bệnh lậu, trùng roi và vi trùng staphylococcus aureus, lây nhiễm qua bé từ mẹ trong lúc sinh hoặc từ người khác khi chăm sóc.

Triệu chứng điển hình của 3 bệnh này đều là mi mắt sưng đỏ, chảy mủ, bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn tùy tình trạng bệnh.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]