Mách mẹ bầu cách tự vệ cho làn da

Những đốm mụn bỗng nhiên xuất hiện tràn lan hay vết nám nhanh chóng phủ kín cánh tay… Mẹ bầu nên xử trí những vị khách không mời này như thế nào?

15.5874

Những thay đổi của làn da là một phần trong hàng loạt những thay đổi lớn để hỗ trợ cho quá trình phát triển và chào đời của thai nhi. Nhiều phụ nữ thấy khuôn mặt mình trở nên hồng hào hơn do lưu lượng máu tăng lên. Nhưng bên cạnh đó, sự thay đổi hoóc-môn lại khiến cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, khi chúng xuất hiện ở cả mặt, lưng hay ngực. Cách chăm sóc da cho bà bầu hữu hiệu nhất lúc này là thiết lập những “lá chắn” cho làn da.

Dưỡng ẩm để phòng rạn da

90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này do các lớp da giãn ra khi cơ thể trở nên đầy đặn hơn. Vị trí thường gặp nhất là vùng bụng dưới và ngực.

Một trong những kinh nghiệm phòng ngừa rạn da được chia sẻ nhiều nhất là sử dụng các loại dưỡng thể có chứa vitamin E và alpha hydroxy acid. Ngoài ra, việc tập thể dục một cách hợp lý cũng giúp giảm thiểu các vết rạn.

Rạn da khi mang thai: Cẩn tắc vô áy náy Tùy vào cơ địa mỗi người, tình trạng rạn da khi mang thai có thể nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, một khi chúng đã xuất hiện, rất khó để mẹ có thể "hô biến" làn da mình trở lại như ban đầu. Để giảm bớt hậu quả rạn da gây ra, bạn nên chủ động ngăn ngừa ngay từ khi chúng chưa có cơ hội "ra tay".

Tránh nắng giúp giảm nám

Nám và tàn nhang là nỗi u sầu của đa số các mẹ bầu. Tàn nhang thường “ngự trị” trên vùng má, trán. Đây cũng là lãnh địa yêu thích của các vết nám. Chúng còn hiện diện ở nách, bụng hay nhiều vùng khác trên cơ thể.

Hiện tượng này xảy ra do cơ thể sản sinh ra nhiều hoóc-môn dẫn đến sự gia tăng sắc tố da. Lúc này, bạn cần tránh để làn da nhạy cảm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, các loại kem chống nắng có SPF trên 15 cũng sẽ giúp ích phần nào cho bạn.

Ánh nắng mặt trời có thể khiến tình trạng nám và tàn nhang thêm trầm trọng

Vitamin C đẩy lùi các gân máu

Làn da chằng chịt những gân máu nhỏ li ti trông thật kém thẩm mỹ phải không nào? Hiện tượng này gây ra bởi sự gia tăng lưu lượng máu đi qua các tĩnh mạch. Thông thường, chúng sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, một số trường hợp cần được điều trị bằng laser.

Nếu bạn muốn hạn chế sự gân guốc này, nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh… Đồng thời, tránh ngồi bắt chéo chân nhé.

Yến mạch xua tan cơn ngứa

Hiện tượng nổi mề đay và sẩn ngứa thường xảy ra ở ba tháng cuối thai kỳ. Chúng xuất hiện nhiều ở những phụ nữ sinh con đầu lòng và thường khởi phát từ vùng da rạn ở bụng dưới.

Có rất nhiều phương pháp để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Chẳng hạn, bạn có thể dùng một ít yến mạch, cho vào túi vải và thả vào bồn tắm. Một cách khác là chườm lạnh hoặc dùng gel lô hội sau khi tắm xong.

Trong trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng, bạn có thể phải đến gặp bác sĩ để được kê toa.

Rửa mặt giúp hết bóng nhờn

Các hoóc-môn được cơ thể tạo ra còn có thể kích thích các tuyến dầu làm việc dữ dội hơn và kết quả là làn da bạn trở nên “lấp lánh” quá mức cần thiết.

Trong trường hợp này, chỉ cần các loại sữa rửa mặt có tính năng giảm nhờn là đủ để giữ làn da sạch, khỏe. Việc rửa mặt thường xuyên còn giúp bạn chống mụn nữa đấy.

>>Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

  •  

MarryBaby 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]