Mẹo chế biến thực phẩm mà vẫn bảo toàn chất dinh dưỡng

Đa số chúng ta không ăn các thực phẩm sống. Trong quá trình chế biến, thành phần hoá học của thịt, rau, hạt đều bị thay đổi, mà đôi khi làm cho lợi ích của thực phẩm giảm tới con số 0.

15.599

Để không làm mất vitamin, protein, mỡ, một số hoạt chất sinh học và các chất khoáng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • 1

    Hành tây

    Lời khuyên: Ăn sống

    Khi bạn nấu chín hành tây, cơ thể sẽ chỉ hấp thu một lượng nhỏ phytonutrient allicin - chất dinh dưỡng trong thực vật. Mặt khác, trong hành tây có chứa nhiều flavonoid (nhất là hành tây màu vàng hoặc đỏ) có đặc tính kháng viêm. Nếu bạn không quen ăn sống, có thể áp chảo hoặc nướng hành tây trong 5 phút, để lâu hơn hành tây sẽ bắt đầu mất dần chất dinh dưỡng.

  • 2

    Bông cải xanh

    Lời khuyên: Ăn sống hoặc nấu chín đều được

    Nấu chín bông cải xanh đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa sự hoạt động của myrosinase - một loại enzym giúp làm sạch gan, chống gây ung thư và viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, nấu chín bông cải xanh lại tạo thành hợp chất indole trong họ rau cải như bắp cải, cải xoăn,... đó là phytonutrient chống lại các tế nào tiền ung thư trước khi chúng biến thành ác tính.

  • 3

    Củ cải đường


    Lời khuyên: Ăn sống

    Khi được chế biến, củ cải đường sẽ bị mất đến hơn 30% folate -  một loại acid amin. Thay vì ăn chín, ăn sống củ cải đường sẽ giúp bạn giữ lại hợp chất có ích này.

  • 4

    Nấm


    Lời khuyên: Ăn chín

    Cho dù bạn chế biến theo cách nào: xào, luộc hay nướng thì nấm vẫn giữ được lượng kali ban đầu.

  • 5

    Ớt đỏ

    Lời khuyên: Ăn sống

    Trong khi quay, chiên hay nướng ớt đỏ, bạn sẽ phá vỡ lượng vitamin C chứa trong đó. Bên cạnh đó, khi đun sôi hoặc nấu, các vitamin này cũng sẽ bị hòa  tan trong nước. Cách tốt nhất để giữ lại lượng vitamin C cần thiết, hãy ăn sống ớt đỏ.

  • 6

    Rau bina (rau chân vịt)

    Lời khuyên: Ăn chín

    Rau bina khi được nấu chín sẽ giúp bạn hấp thụ nhiều sắt, caxin và magie hơn. Canxi có trong rau bina rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng và xương. Hấp rau bina sẽ tốt hơn là luộc để tránh mất chất dinh dưỡng.

  • 7

    Cà chua


    Lời khuyên: Ăn chín

    Khi cà chua được nấu chín, cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều chất lycopene hơn. Bởi cà chua chứa lycopene - chất chống oxy hóa, phòng chống bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các phân tử lycopene thay đổi hình dạng cà chua, giúp cơ thể dễ hấp thụ. Khi nấu chín cà chua với một ít dầu hoặc chế biến kèm các loại  thực phẩm khác (không ăn sống) thì số lượng lycopene trong cà chua sẽ cao hơn.

  • 8

    Cà rốt

    Lời khuyên: Ăn sống hoặc ăn chín đều được

    Ăn cà rốt sống cung cấp nhiều polyphenols - hóa chất có đặc tính chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Nấu chín cà rốt sẽ phá hủy tất cả các polyphenols và các vitamin C, bởi vitamin C dễ dàng bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt. 

    Tuy nhiên, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cà rốt khi được nấu chín sẽ cung cấp nhiều hơn các chất chống oxy hóa ß-carotene hơn khi ăn sống. Từ đó, cơ thể sẽ chuyển đổi các chất này thành vitamin A có ích.

  • 9

    Tỏi


    Lời khuyên: Ăn sống

    Nấu chín sẽ làm tỏi ít có tác dụng hơn bởi nhiệt độ khi nấu sẽ làm giảm lượng allicin tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nên cho tỏi khi sắp hoàn thành một món ăn hơn là cho vào ngay từ đầu. Trong tỏi có chứa hóa chất giúp lưu thông mạch máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Khi tỏi bị làm chín sẽ làm giảm số lượng các hóa chất quan trọng này, vì vậy, tập cách ăn sống tỏi sẽ tốt hơn đấy.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]