Mẹo hay tránh ốm nghén cho bà bầu

(Làm Mẹ) - Ốm nghén trong thời kỳ mang thai thường đem lại nhiều phiến toái cho các thai phụ. Vậy làm sao để không quá mệt mỏi và vẫn đảm bảo ăn đủ chất cho thai nhi phát triển trong thời gian nghén ngẩm này? Một vài mẹo dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu "tránh nghén" hiệu quả.

15.5986

Khẩu vị của bầu khi đang ốm nghén rất khác nhau. Khoảng 40% “bầu” thèm cái gì đó ngọt ngọt. Tiếp theo là những thức ăn mặn khoảng 33%. Số chị em nghén thèm các loại gia vị chiếm khoảng 17%. Số thèm các loại thức ăn chua chát như táo xanh, quýt chua chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính tương đối. Rất nhiều “bầu” thèm một cách… lộn xộn, lúc thích cái này, lúc ngán cái kia.

Các bác sĩ lẫn nhiều nhà khoa học không giải thích được hiện tượng này. Đặc biệt, một số trường hợp “bầu” nghén một cách rất… kỳ lạ, thèm ăn những món “quái dị” mà bình thường không bao giờ đụng tới. Chẳng hạn như thèm độc một món nước sốt cà chua, thèm ăn đường, thèm chocolate, thèm khoai tây chiên, thậm chí là thèm… muối ớt!!! Về cơ bản, chỉ có thể khuyên bạn rằng thèm cái gì thì bạn cứ ăn cái đó, nhưng phải điều tiết để không gây hại cho sức khỏe của mình lẫn cho thai nhi trong bụng.

Thông thường, đến tuần 12 – 14, ốm nghén sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên có đến 11% bà bầu sẽ bị nghén cho đến khi sinh bé. Do đó, mẹ bầu cần phải biết cách “sống chung” với những triệu chứng không mấy dễ chịu này, sao cho dù nghén nhưng vẫn không quá mệt mỏi, vẫn đảm bảo ăn đủ chất cho thai nhi phát triển. Trong đó, việc chọn thực phẩm nào để tránh nôn ói là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Sau đây là một số “mẹo hay” dành cho mẹ bầu tránh nghén:

Thèm gì ăn nấy

Chẳng hạn nếu bạn thèm muối ớt và chỉ ngon miệng khi ăn… muối ớt, cũng không hại gì nếu bạn cho thêm chút xíu muối ớt vào chén cơm của mình. Nhưng đừng chỉ ăn độc cơm với muối ớt, bạn sẽ thiếu chất ngay. Nên bổ sung thêm vào những món khác, cũng như phải ráng “kiềm hãm” bản thân, vì những món quá mặn, quá chua, quá ngọt… đều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi khi “nạp” quá nhiều.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Cảm giác đói có thể làm cho bạn thấy buồn nôn hơn, vì vậy hãy thử bắt đầu ăn trước khi mẹ bầu cảm thấy đói, hay ngay khi thèm 1 món ăn nào đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vừa đủ, không để quá no hay ăn quá nhiều để giữ cho dạ dày không quá đầy. Uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon, không bị cảm giác buồn nôn “quấy rầy” suốt cả đêm.

Mẹ bầu cũng nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay, có mùi mạnh và có màu sắc không hấp dẫn. Thậm chí các loại thực phẩm trước đây bạn yêu thích có thể sẽ trông có vẻ không ngon miệng và làm bạn buồn nôn khi nghĩ hoặc ngửi thấy chúng. Mẹ bầu cũng nên tránh xa rượu, vì không chỉ có nguy cơ mang lại dị tật cho thai nhi, loại thức uống này còn làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng.

Dùng vitamin kèm món ngon và uống nhiều nước

Để đảm bảo thai nhi đủ chất, có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt… Các chất dinh dưỡng bổ sung này có thể áp đảo hệ thống tiêu hóa và làm bạn buồn nôn. Do đó, hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói.

Nếu các loại vitamin vẫn gây khó chịu cho bạn mỗi lần dùng, nên trao đổi với bác sĩ để được cung cấp những loại vitamin khác ít hiệu lực hơn cho đến khi chứng buồn nôn giảm dần. Một số mẹ bầu thấy chứng buồn nôn sẽ giảm nhiều khi dùng vitamin trước khi ngủ hoặc mới thức dậy vào buổi sáng, vì vậy bạn cũng có thể áp dụng cách này nếu thấy phù hợp.

Một số món ăn, đồ uống giúp giảm bớt sự khó chịu ở một số chị em bị nghén nặng

Nước mía

Mía tím 300g, gừng tươi 5g. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 - 5 ngày.

Me, sấu ngâm gừng

Quả me 200g, quả sấu 200g, gừng 10g, đường trắng 30g. Quả me, quả sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng giã nhỏ trộn với đường, cho vào cùng quả me, sấu trộn đều, đường tan hết là được.

Canh sấu

Sấu 5 quả (50g), sườn lợn 200g, bí xanh 100g, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị xào chín, cùng cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi lại là được. Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày

Nước ép chanh táo

Bạn cần biết rằng, nước chanh giúp tăng cường và thúc đẩy hệ tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, táo có vị ngọt ngào, tăng cường sự thèm ăn, thúc đẩy digest, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Uống nước ép chanh táo thường xuyên còn giảm được chứng sưng phù trong thai kỳ.

Canh me

Cá trắm cỏ 1 khúc khoảng 300g, me, cà chua, rau cải trắng 100g, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cá rửa sạch, bổ đôi ướp bột gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ đun sôi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.

Rau tía tô 

Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.

Nước ô mai

Ô mai 20 quả, gừng tươi 5g, đường đỏ 30g. Cho tất cả vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày trước khi ăn 20 phút. Cần uống liền 3 - 5 ngày.

Cháo ý dĩ

Ý dĩ 15g, gạo 100g, gừng 100g, đường đỏ 20g. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng. Cần ăn liền 3 ngày.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]