Mẹo trị nốt muỗi đốt cho trẻ an toàn hiệu quả

Mẹ có thể tham khảo cách chữa lành nốt muỗi đốt cho trẻ bằng những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong nhà bếp dưới đây...

15.6046

Cách trị nốt muỗi đốt cho trẻ

- Giấm, nước chanh

Cho một ít nước cốt chanh lên vùng bị đốt. Đối với những trẻ bị đốt nhiều thì khi tắm mẹ có thể thêm vài thìa nước cốt chanh vào bồn tắm, sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Giấm cũng có tác dụng tương tự.

- Xà phòng, kem đánh răng

Chà xát bánh xà phòng khô hoặc bôi một ít kem đánh răng bạc hà vào vùng bị tổn thương ngay lúc muỗi vừa đốt, như vậy trẻ sẽ bớt ngứa vào lúc đó cũng như giảm sưng tại vùng bị cắn.

- Mật ong

Bên cạnh đó, mật ong nguyên chất cũng có hiệu quả đối với các vết cắn do muỗi độc gây ra. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng đối với bất kì vết thường ngoài da nào.

- Muối

Mẹ có thể làm một miếng dán muối bằng cách dùng một chút muối và nước, sau đó bôi trực tiếp lên vết muỗi cắn để tránh cảm giác bị ngứa.

- Hành tây

Hành tây cũng rất có ích trong việc giảm bớt ngứa và sưng do vết muỗi cắn. Mẹ có thể thái nhỏ và đập giập hành tây rồi đắp lên da bé, vết muỗi đốt sẽ rất nhanh lành.

- Đá lạnh

Nếu mẹ thấy muỗi đang đậu trên cánh tay con, hãy đập nó, chườm đá ngay lập tức lên để khu vực này không bị ngứa hoặc sưng.

- Sử dụng tinh dầu tràm; sả chanh

Khi con bị muỗi đốt, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm, hoặc sả chanh xoa vào vết đốt cho con. Việc này sẽ giúp con không bị ngứa và đuổi muỗi, côn trùng.

Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị muỗi đốt


- Bố mẹ cũng nên chú ý không để con mình gây xước da vùng quanh vết muỗi cắn. Vì chỉ cần một chút tổn hại tổn hại tế bào da xung quanh vết muỗi là đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thông qua các lỗ chân lông một cách dễ dàng, nguy hiểm hơn có thể gây sưng tấy, nhiễm trùng.

- Hãy đưa bé đến trung tâm y tế nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào từ vết muỗi cắn. Sưng, có mủ hoặc thậm chí mẫn đỏ đều là những dấu hiệu cho thấy rằng bé cần phải được điều trị y tế nhanh chóng và kịp thời.

- Kiểm tra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và nhức đầu….. để đảm bảo rằng bé không bị ốm, bị virut tấn công, gây ra chết người.

Phòng chống trẻ bị muỗi đốt

- Muỗi bị hấp dẫn bởi những mật hoa hoặc thịt động vật có vú trong đó có con người. Để tránh muỗi đốt, khi ở ngoài trời nên mặc quần kín đáo.

Vì vậy khi chọn quần áo cho bé, mẹ hãy chọn màu sắc quần áo tươi sáng vì muỗi có xu hướng bị thu hút bởi những gam màu tối. Vải ka ki, vải len không có sức hút đặc biệt đối với muỗi.

- Muỗi cũng bị thu hút bởi một số mùi hương cơ thể. Vì lý do này mà muỗi thường “lựa chọn” đốt một số cá nhân hơn những người khác trong đám đông. Có thể tránh bị muỗi đốt bằng cách tránh hương thơm của các nước hoa, xà phòng, dầu gội, và kem.

Nhất là không nên sử dụng xà phòng thơm cho trẻ vào mùa hè vì trẻ là đối tượng dễ bị muỗi tấn công nhất. Những trẻ ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị muỗi tấn công vì vậy mẹ nên lưu ý luôn giữ cho cơ thể con được sạch sẽ.

- Muỗi thường hoạt động mạnh từ hoàng hôn cho tới sáng. Đặc biệt, muỗi sinh sản mạnh hơn khi thời tiết nóng hoặc ẩm ướt. Vì vậy để phòng tránh muỗi, hãy lưu ý những thời điểm này.

Nên đọc

- Mẹ hãy cố gắng tránh cho con tiếp cận với những khu vực đầm lầy - nơi có rất nhiều muỗi.

- Các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khuyến cáo sử dụng thuốc chống côn trùng trên da. Các hợp chất hiệu quả nhất là DEET (N, N-diethyl meta-toluamide), picaridin, và dầu bạch đàn chanh. Lưu ý, sản phẩm có chứa DEET không nên sử dụng ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Tránh tiếp xúc các hợp chất chống muỗi với mắt và miệng.

- Muỗi đẻ trứng dưới nước bởi vậy hãy loại bỏ nước đọng xung quanh nhà, phát quang bụi rậm và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

- Đừng quên mắc màn khi ngủ là cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất.

- Phun thuốc diệt côn trùng.

Thùy Linh (t/h)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]