Mỗi loại trà một công dụng chữa bệnh

Trà gừng dùng viêm họng, lợi phế. Trà muối làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm. Trà đường lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt...

0

Trà gừng

Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp.

Trà gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng.

Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.

Trà muối

Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm...

Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ.

Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.

Trà đường

Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín).

Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.

Trà sơn tra

Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo.

Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.

Trà hành

Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng. Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.

Theo Thế giới Phụ nữ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]