Mối nguy từ thực phẩm Tết

Hàng hoá tràn ngập trong tháng cận tết với đủ loại, đủ màu sắc trông rất ngon mắt. Tuy nhiên người tiêu dùng hãy coi chừng. Bởi bên trong vẻ sặc sỡ của hàng hoá, thực phẩm là mối nguy đến sức khoẻ.

15.5935

An toàn vệ sinh thực phẩm lâu nay đã trở thành vấn nạn, thị trường đầy rẫy sản phẩm không an toàn. Từ rau củ quả nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại dùng để bảo quản trái cây lâu ngày không bị hư cho đến việc tạo màu sắc bắt mắt. Thịt, cá tồn dư kháng sinh, bị tẩm hoá chất bảo quản, thực phẩm chế biến chứa formol, hàn the. Bánh kẹo, mứt xài toàn hoá chất, màu công nghiệp loè loẹt.

 

Cẩn thận với mứt, lạp xưởng, chả giò tết

 

Cũng giống như mọi năm, thị trường bánh mứt tết vào thời điểm này đã sôi động. Tại các chợ đầu mối ở TPHCM như chợ Bình Tây, An Đông, Tân Bình cũng như các chợ lẻ khác đều tràn ngập bánh mứt tết. Trong đó mặt hàng mứt với đủ màu sắc tươi sáng từ trắng bạch cho đến đỏ, vàng, tím, xanh... Phần lớn đều thuộc dạng hàng tự do, không có nhãn hiệu. Đặc biệt nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm khá nhiều, không chỉ có nhiều loại mứt mà còn có bánh kẹo với bao bì bắt bắt nhưng phần lớn đều không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng (nếu có cũng in lem nhem giống như in thêm hoặc sửa đát). Còn chất lượng bên trong, đối với loại bánh hộp chẳng hạn, có mùi dầu, bánh bở chỉ toàn là bột.

 

Theo giới chuyên môn, khi chọn mua bánh mứt nên chọn loại có bao bì với nhãn hiệu, địa chỉ rõ ràng cũng như giấy chứng nhận của ngành chức năng. Đối với bánh mứt có màu sắc loè loẹt, tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sử dụng có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh về ung thư, rối loạn tiêu hoá, thần kinh. Lạp xưởng cũng vậy, màu sắc càng đỏ, bắt mắt dứt khoát là màu công nghiệp. Tương tự, chả lụa, giò thủ không chỉ sử dụng hàn the với nồng độ cao mà còn được xài cả chất tạo dẻo trong ngành công nghiệp rất độc hại.

 

Chọn thịt, cá sao cho an toàn

 

Vấn nạn gia súc, gia cầm bị sử dụng kháng sinh để phòng ngừa bệnh dịch với liều cao đã trở nên quen thuộc đối với các trại chăn nuôi. Những chủ trại chăn nuôi gia cầm ở Bình Dương, Đồng Nai, thừa nhận là họ không bao giờ dám ăn gà từ trại của họ vì xài quá nhiều thuốc kháng sinh. Chưa kể các trại chăn nuôi heo còn sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng như Choramphenicol, Clenbuterol, Salbutamol để tăng lượng thịt, giảm lượng mỡ. Thịt heo có màu đỏ như thịt bò, trông rất hấp dẫn. Nên khi chọn mua thịt nên chú ý đến màu sắc thất thường, cũng như trên miếng thịt có lượng thịt có quá nhiều thịt trong khi mỡ lại hiếm hoi.

 

Chưa hết, người nuôi còn sử dụng nhóm đề-xa để kích thích heo mau lớn bằng cách tích nước. Mua nhầm loại thịt này cần chú ý trên sớ thịt không được săn chắc, trơn láng do có nhiều nước. Khi đun nấu, miếng thịt sẽ bị teo lại do lượng nước trong thịt thải ra nhiều. Loại thịt này ăn phải sẽ hại đến xương, mất khả năng đề kháng. Một loại khác là nhóm B hỗn hợp 5 màu giúp heo ngủ li bì, tăng trọng nhanh. Loại này gây ung thư da. Nhóm hoạt chất beta-agonist giúp heo có nhiều thịt, ít mỡ, da dẻ hồng hào. Sử dụng loại thịt heo này sẽ gây rối loạn quá trình sinh hoá, tim đập nhanh, tác động lên cơ vòng bọng đái dẫn đến đi tiểu tiện liên tục. Một dẫn xuất khác là từ hormone có tác dụng làm cho gia súc, gia cầm giống như bị thiến nên ăn nhiều, tăng trọng nhanh. Khi loại thịt này vào cơ thể người, tích tụ lâu ngày dễ dẫn đến chuyển đổi giới tính.

 

Rau quả, trái cây tẩm hoá chất

 

Trên thị trường, trái cây bày bán la liệt với màu sắc bắt mắt, khi mua về để hai, ba tháng trời vẫn không hề bị hư hỏng gì. Nó "trơ trơ" giống như trái cây giả, vậy người ta làm gì để nó "trường thọ"? Giới chuyên môn cho rằng có rất nhiều hoá chất để tẩm ướp, giúp nó tươi ngon hàng tháng trời mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Chẳng hạn, hoá chất sorbitol bán đầy ở chợ Kim Biên (quận 5), với giá rẻ chỉ có 12.000 đồng/kg. Chất này có tác dụng bảo quản trái cây khá lâu, màu sắc bóng láng. Chất này không chỉ dùng để tẩm ướp trái cây mà còn để tưới cho rau củ, tẩm thịt cá để bảo quản khá tốt. Chưa hết, hoá chất formole cũng được giới buôn bán rau quả, thịt cá xài khá nhiều.

 

Một loại hoá chất khác mà giới chuyên môn chưa thể tìm ra là chất gì; khi phun chất này lên trái cây nhất là xoài giúp trái có màu vàng ươm rất đẹp. Các loại hoá chất khác như Ethephone, Thioure có tác dụng ra hoa nhanh, trái chín nhanh cũng rất độc hại khi ăn phải. Hoá chất carbendazim, benomyl... hiện nay được giới kinh doanh trái cây xài nhiều, trong khi nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng từ lâu do độc tính cao.

 

Ngoài ra, còn có nhiều loại hoá chất được bán đầy ở chợ Kim Biên phục vụ giới kinh doanh rau quả sử dụng làm chất bảo quản là những chất dùng để chống mối mọt, chống mốc, diệt nấm. Đây là loại dùng trong công nghiệp nhưng lại được giới kinh doanh đưa vào sử dụng trong thực phẩm, rau củ nên tính độc hại cực cao.

 

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM tiến hành lấy hàng ngàn mẫu rau quả tại các chợ đầu mối, cửa hàng, siêu thị, bếp ăn tập thể. Kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Chẳng hạn, trên khâu lưu thông, tỷ lệ nhiễm lên đến trên 4%, khu vực bếp ăn tập thể, siêu thị, cửa hàng, công ty rau sạch chiếm từ từ 5 - 7%. Đặc biệt, 100% mẫu rau củ, trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc đều bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. 

 

Theo Tiền Giang

Sài Gòn tiếp thị

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]