Món ngon bài thuốc từ tần dầy lá

Tần dầy lá hay còn gọi là lá húng chanh có tên khoa học là (plectranthus amboinicus). Loại rau này dễ trồng, sống thích nghi ở những nơi có độ ẩm như sân vườn nhà hoặc cũng có thể trồng trong chậu.

31.1276

>>
>> 

Cây tần trồng một lần có thể sống lâu năm nếu chăm bón kĩ. Khi phát triển, cây cao 20 - 50cm, mọc thành từng lùm to. Lá dày cứng mép khứa răng cưa, có lớp lông tơ, mọng nước, mọc đối, giòn, màu xanh lục nhạt, mùi thơm.

Vì có mùi thơm đặc trưng nên lá tần được dùng chế biến trong nhiều món ăn quen thuộc. Theo thói quen, những người ở quê thường dùng lá tần trộn với các loại rau thơm như đinh lăng, húng, ngò gai.. để ăn món gỏi cá. Ngoài ra, còn dùng lá tần để trộn với rau sống ăn kèm với món thịt heo luộc trong các bữa ăn gia đình. Nhưng ngon nhất phải kể đến các món thịt rừng, thịt bò xào nêm với lá tần. Có mùi thơm dịu, dễ chịu, khi ăn ta còn cảm nhận được vị ngon ngót của loại lá độc đáo này.


Tần dầy lá trong vườn nhà - Ảnh: Tuy An

Ngoài dùng chế biến món ăn, tần dầy lá còn là một bài thuốc cổ truyền chữa bệnh hiệu quả. Phổ biến nhất là bài thuốc chữa trị các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm họng bằng cách nhai lá tươi, giã vắt lấy nước uống hay nấu nước xông hơi. Những trường hợp sốt cao có thể dùng lá tần giã lấy nước uống, đắp xác lá lên người. Đối với các bệnh lý đường tiêu hóa như chướng hơi, ăn khó tiêu, đề phòng ngộ độc thức ăn có thể nhai vài lá sau bữa ăn hoặc giã lấy nước uống.

Chính vì vị thơm và có nhiều tính năng chữa bệnh như vậy nên từ xưa con người đã biết dùng lá tần để làm thức ăn và làm dược liệu. Và ngày nay, dù dùng lá tần với mục đích gì, các chuyên gia khuyên rằng, để cho lá tần có mùi thơm, người dùng nên hái vào buổi sáng, bảo quản cẩn thận để giữ được nhiều tinh dầu trong lá.

Tuy An

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]