Nghi ngờ mới về căn bệnh của Shakespeare

Phương pháp xác minh bằng thống kê máy tính đã đập tan nghi ngờ lâu nay về tư cách tác giả 37 vở kịch xuất sắc của William Shakespeare. Các chuyên gia tin rằng, phương pháp này có thể áp dụng để xác định những trang viết còn khuyết danh. Nhưng khi được trả lại “tư cách pháp nhân”, Shakespeare lại phải đối diện với mối nghi ngờ khác do “đám người hậu thế” luận ra.

15.607

H.T. - 

“Chúng ta có thể sử dụng chương trình này để tìm hiểu những tác giả thế kỷ 19, ví như Lord Byron", Arthur Kinney, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thời kỳ Phục hưng tại Đại học Massachusetts (Mỹ), cho biết.

Kinney cùng với Hugh Craig, giám đốc Trung tâm Phong cách học ngôn ngữ tại Đại học Newcastle, là những người đứng đầu chương trình này.

Các nhà nghiên cứu đã xây dựng một cơ sở dữ liệu đồ sộ gồm hàng nghìn trang viết của Shakespeare cũng như nhiều tác giả khác cùng thời với ông.

Sau đó họ dùng một phương pháp gọi là phân tích phong cách học, sử dụng sự trợ giúp của máy tính để xác định tần suất, mật độ xuất hiện của các từ, cụm từ cũng như cách sử dụng các dấu chấm câu và những từ hiếm gặp.

Ví như, trong tác phẩm của Shakespeare, từ "gentle" (lịch thiệp) xuất hiện với tần số cao gần gấp đôi so với sáng tác của các nhà văn khác. Trong các vở kịch, ông cũng sử dụng nhiều từ "farewell" (tạm biệt) sau từ "hail" (chào).

Chương trình máy tính sẽ liệt kê ra các đặc điểm này từ những tác phẩm đã xác định rõ tác giả để từ đó đối chiếu với các tác phẩm khuyết danh, so sánh rồi rút ra kết luận cần thiết.

Mọi nghi ngờ đều bắt nguồn từ trang viết.

Những cuộc tranh cãi về nguồn gốc xuất thân của Shakespeare bắt đầu dấy lên từ giữa thế kỷ 19. Một số ý kiến cho rằng, người có học vấn bình thường như Shakespeare không thể là tác giả của những vở kịch kiệt xuất như vậy. Theo họ, đây có thể là sáng tác của Bá tước vùng Oxford, Edward deVere. Nhưng tại sao, ông lại “gắp” tác phẩm của mình “bỏ tay” Shakespeare? “Để đánh lạc hướng giới phê bình”, một số người phán đoán.

Nhưng có hàng loạt bằng chứng có thể chứng minh Shakespeare chính là tác giả của những vở kịch lâu nay vẫn được thế giới tán tụng.

Shakespeare còn viết kịch đến tận năm 1611; trong khi bá tước Edward deVere qua đời năm 1601. Hơn nữa, tác phẩm của Shakespeare được 4 nhà xuất bản ấn hành, nếu ông không phải là tác giả, họ sẽ phải cùng nhau giữ bí mật này. “Càng nhiều người biết, bí mật càng dễ bị lộ. Nhưng rõ ràng điều đó đã không xảy ra”, Taylor, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn bản tại Đại học Florida ở Tallahassee, cho biết.

Trước đây, nhiều học giả đã rất ngạc nhiên trước thái độ quan tâm của Shakespeare đến các căn bệnh liên quan đến đường tình dục. Chính vì vậy đã xuất hiện một giả thuyết cho rằng, nhà văn mắc bệnh giang mai và chính chất thuỷ ngân dùng để chữa trị căn bệnh này là một trong những thủ phạm gây ra cái chết của ông.

Giả thuyết công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases số ra ngày 1/2/2006 đã góp phần giải thích vì sao nhà văn lại mắc chứng run tay run chân giống như bệnh nhân Parkinson, tại sao ông nhanh chóng rút lui khỏi thế giới thượng lưu, và tại sao ông lại bị chứng hói đầu sớm như vậy.

Để chứng minh cho giả thuyết này, tiến sĩ John Ross đã đưa ra 4 căn cứ: Thứ nhất, bệnh giang mai rất phổ biến tại nước Anh trong ở thời Shakespeare; thứ hai, nhà văn rất quan tâm và hiểu rất rõ về căn bệnh này; thứ ba, căn cứ vào các tư liệu về Shakespeare và cuối cùng là dựa vào những quan sát về thể chất của ông.

Những ghi chép của còn sót lại đến nay cho thấy, các bệnh viện Anh từ giữa đến cuối thế kỷ 16 tràn ngập bệnh nhân giang mai. Năm 1579, một bác sĩ viết, gần 75% bệnh nhân nhập viện là để điều trị bệnh “đậu mùa Pháp” - một cách gọi của bệnh giang mai.

Ross chỉ ra rằng, trong sáng tác của mình, Shakespeare đã dùng rất nhiều từ để ám chỉ căn bệnh giang mai, ví như: “đậu mùa”, “tệ nạn của nước Pháp”, “bệnh nan y” hoặc … "the good-year" – một cách nói lóng dựa trên cách biến đổi đồng âm của từ "goujere" - ám chỉ gái điếm trong tiếng Pháp.

Những nhà văn cùng thời với Shakespeare, như Christopher Marlowe, thường rất hiếm khi đề cập đến giang mai và những căn bệnh lây lan qua đường tình dục khác trong tác phẩm của mình nhưng Ross cho rằng, trong kịch và thơ của Shakespeare, có không ít liên hệ đến những chứng bệnh nan y này. Ross thống kê, trong Ăn miếng trả miếng có 55 dòng chứa nội dung ám chỉ đến các căn bệnh tình dục, Troilus và Cressida có 62 dòng còn Timon ở Athens có 67 dòng.

"Shakespeare có những hiểu biết rất chính xác về mặt lâm sàng”, Ross nhận xét.

Theo ông, Shakespeare biết rất rõ các liệu pháp điều trị giang mai như tắm trong nước rất nóng, xông bằng hơi thuỷ ngân có thể vì ông cũng là một bệnh nhân.

Tất nhiên, tất cả mọi giả thuyết đều chỉ dừng lại ở sự phỏng đoán và suy luận.

(Nguồn: Discovery)

 
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]