Nguy hại sức khỏe từ đũa dùng một lần

Dùng đũa là một nét truyền thống trong ăn uống của người Việt. Bạn nên tránh sử dụng loại đũa dùng một lần để tránh gây hại cho sức khỏe.

0

Đũa dùng một lần "tẩm hóa chất" - dùng một lần, hại cả đời

Đũa dùng một lần gần đây đã trở nên quen thuộc trong các quán ăn bình dân không chỉ vì giá thành quá rẻ mà còn bởi sự tiện dụng khi phục vụ khách hàng. Khách hàng lẫn chủ quán đều nhiệt tình sử dụng vì thấy màu sắc trắng sáng của loại đũa này.

Vietnamnet cho biết, theo một kết quả kiểm tra của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (bộ Y tế) cho biết, các chất như: sodium sunfite, sulfure dioxide… về nguyên tắc không được sử dụng trong chế biến thực phẩm và những sản phẩm tiếp xúc với con người qua đường miệng, bởi “tuy hoá chất tồn dư trên đũa dùng một lần có thể không nhiều để xảy ra ngộ độc cấp tính, nhưng nó sẽ dẫn đến tổn thương mạn tính”.

Cũng theo PGS Đáng, hoá chất có gốc lưu huỳnh như sulfure dioxide có thể gây rối loạn tại chỗ đường tiêu hoá, rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây loét niêm mạc đường tiêu hoá... Nếu sử dụng thường xuyên, độc chất có thể ngấm vào máu và tích luỹ, dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận, cơ quan tạo máu... là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạn tính và ung thư.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm, đũa dùng một lần thường được làm từ loại tre có chất lượng không tốt (tre non, tre tồn dư…), khả năng chịu ẩm mốc rất kém. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hoá chất. Sấy khô ít được sử dụng vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hoá chất là cách phổ biến hơn.

Trong đó, lưu huỳnh là chất dễ sử dụng bởi giá rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản... Đũa dùng một lần khi khử bằng lưu huỳnh sẽ giải phóng sulfure dioxide. Để đũa có mùi thơm át mùi hoá chất, người ta bỏ thêm vào đũa ngũ vị hương tạo mùi.

Ông Thịnh lưu ý: “Sản phẩm càng trắng thì càng độc bởi liều lượng hoá chất tẩy lớn. Nếu có cơ sở sản xuất nào đó sử dụng cả chất tẩy trắng, tẩy nấm mốc của bên công nghiệp để dùng trong lĩnh vực thực phẩm như sodium sunfite thì sẽ nguy hiểm vô cùng vì đây là chất khử rất mạnh”. Vì đũa dùng một lần sử dụng trực tiếp, không qua bất kỳ khâu rửa, hấp, tẩy nào nên nguy cơ hấp thụ hoá chất tồn dư trên đũa là rất cao.

Chọn đũa an toàn

Theo Sức khỏe & đời sống:

- Không nên dùng các loại đũa có màu sắc không tự nhiên. Khi dùng đũa lần đầu, hãy rửa sạch bằng nước rửa bát và sau đó dùng cồn để tẩy lớp hóa chất bảo quản bên ngoài. Cuối cùng cần rửa kĩ với nước sạch hoặc luộc lại trong nước sôi.

- Ưu tiên những loại đũa có nguồn gốc từ tre, trúc… Tuy nhiên cần lưu ý rửa sạch và để nơi khô ráo, thoáng mát sau khi sử dụng để tránh bị nấm mốc.

- Không chọn mua các loại đũa nhựa vì nhựa khi dùng để gắp thức ăn nóng sẽ giải phóng chất hóa học gây hại cho sức khỏe và cũng có thể bị biến dạng vì nhựa rất mềm.

- Nhận diện đũa dùng một lần sấy lưu huỳnh rất dễ: bóc lớp nylông bên ngoài đũa đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc rất khó chịu. Nếu có nhu cầu đũa dùng một lần, nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua một tuần trước khi dùng, ở những địa chỉ đã được giám sát về chất lượng.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]