Những giải pháp chắn nắng và bụi

Không phải ngôi nhà nào cũng nằm ở hướng lý tưởng như đông hay đông nam. Mặt khác, đối với các quốc gia như Việt Nam với nắng nóng và bụi "bao vây" thì việc thiết kế nhà để tránh tình trạng trên là rất cần thiết. Những cách dưới đây có thể giải quyết những tình trạng như vậy.

0

Cách điệu bê tông

Lam được thiết kế bằng sắt.

Cách làm này thường được áp dụng cho mặt tiền nhưng cũng có thể đặt ở các bên hông và phía sau nhà. Lam (nan che nắng) là các tấm bê tông được đúc trực tiếp vào công trình. Tùy thiết kế của kiến trúc sư mà tạo dựng những loại lam khác nhau, về độ dày, hình dáng (đứng, ngang, chia ô nhỏ)... sao cho tương hợp với không gian riêng và tổng thể của ngôi nhà trên từng vị trí nhất định. Có thể coi lam là những chiếc màn sáo đứng, hạn chế ánh nắng.

Cách điệu bê tông để chắn nắng và trang trí.

Đưa những song lam vào cấu trúc nhà, ngoài tác dụng chắn bớt nắng bụi, ngăn bớt tầm nhìn từ ngoài vào còn tạo nên những "mảng" trang trí khá thích thú trong kiến trúc. Nhiều khi chỉ cần sử dụng một cỡ lam đứng đặt xuôi theo một hay hai hướng là có thể tránh ánh nắng chiều hắt trực tiếp. Bạn cũng có thể kết hợp cả lam ngang hoặc chéo. Nói chung, cần phải dựa vào hướng nắng "xấu" để thiết kế lam.

Tự nhiên hóa và cách thể hóa

Một giải pháp khác là trồng cây xanh trước sân, gần cửa sổ... Cây thường dùng thuộc loại thân tương đối cao, lá to, tán lớn phía trên, có thể trồng theo từng bụi. Ngoài ra, để tránh nóng, bạn còn có thể trồng các loại cây mọc trên giàn như bìm bìm, đại vàng, kim ngân, móng rồng... Trồng cây không những tạo đuợc "lá phổi xanh" cho căn nhà mà yếu tố mỹ thuật còn được tôn cao hơn một khi nó hòa hợp với không gian tổng thể công trình.

Cây xanh tạo sự mát mẻ cho ngôi nhà.

Làm giàn leo cho cây, có thể đúc hoặc sử dụng gỗ nhưng nhất thiết phải trăng dây kẽm thật căng để tránh bị chùng khi cây phát triển, làm giảm tính thẩm mỹ hoặc che khuất tầm nhìn.

Ngoài những hình thức trên, làm mái bạt cũng che chắn khá tốt. Nó thể hiện được sắc màu đa dạng và tạo ấn tượng. Nhiều khi trong không gian nhà tọa lạc, chỉ nhờ màu và kiểu dáng của mái bạt mà có thể nổi bật căn nhà của chủ nhân có cá tính "mạnh"... Ngoài ra, nó còn mang nhiều dáng dấp như vuông vức, cong xuôi hay dạng lồng. Thế nhưng nhược điểm của loại này là dễ hỏng, rách và xuống cấp.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]