Những phương pháp đơn giản giúp người già chống lại bệnh sa sút trí tuệ

ThS.BS Thúy Anh sẽ đưa ra những đánh giá chuyên sâu về căn bệnh khiến người già mất dần năng lực vốn có trong hoạt động xã hội và sinh hoạt thường ngày, giảm hẳn chất lượng cuộc sống.

15.6196
Bên cạnh đó cũng đưa ra những phương án giúp người già phòng tránh và chống chọi căn bệnh nguy hiểm này….

Nhiều ý kiến tư vấn của độc giả về căn căn bệnh sa sút trí tuệ - một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Để giúp các bậc cao niên và quý độc giả quan tâm nhận diện, phòng tránh và điều trị căn bệnh đáng sợ này, chúng tôi đã chuyển các câu hỏi đến ThS.BS Đỗ Thị Thúy Anh.

ThS.BS Đỗ Thị Thúy Anh


0% dân số bị sa sút trí nhớ sau tuổi 75

Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ và ước tính đến năm 2030, con số dự báo sẽ tăng lên 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính xác về số lượng sa sút trí tuệ, nhưng theo dự đoán của các cơ quan chuyên ngành, số lượng người dân trên 65 tuổi của năm 2020 và 2050 lần lượt là 8 triệu và 22 triệu người.

Tất nhiên số người bệnh sa sút trí tuệ sẽ gia tăng theo số lượng người già và tăng dần theo tuổi. Theo Hội Thần kinh học TPHCM thì tỉ lệ sa sút trí tuệ ở tuổi 40 chỉ chiếm 0,1% dân số. Đến trên 65 tuổi, tỉ lệ này là 5 - 8%, sau 75 tuổi nó tăng lên 15 - 20% và trên 85 tuổi, tỉ lệ sa sút trí tuệ chiếm đến 25 - 50% dân số. Nhìn chung sau 65 tuổi, tỉ lệ sa sút trí tuệ tăng gấp đôi mỗi 5 năm.

Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh Alzheimer và các bệnh do mạch máu. Bệnh Alzheimer còn được gọi là lú lẫn tuổi già, nguyên nhân hàng đầu của sa sút trí tuệ. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những phần não kiểm soát sự suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ.

Sự xuất hiện các mảng amyloid bất thường và các đám rối sợi thần kinh trong tế bào não. Đây được xem là nguyên nhân gây ra chết tế bào não và teo não nặng nề trong bệnh Alzheimer.

Sa sút trí tuệ mạch máu xảy ra sau tổn thương não do bệnh lý mạch máu não gây ra. Sa sút trí tuệ thường xảy ra đột ngột và tiến triển từng bậc. Sa sút trí tuệ mạch máu thường xảy ra ở người bị tai biến mạch máu não, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Các bệnh lý thoái hóa não (như bệnh Parkinson), ngộ độc kim loại, bệnh nhiễm trùng (như giang mai, nhiễm HIV)… cũng gây ra sa sút trí tuệ ở giai đoạn gần cuối của bệnh. Ngoài ra, một số bệnh lý tổng quát nhưsốt cao, cơ thể bị mất nước, thiếu vitamin và suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, bệnh lý tuyến giáp, nghiện rượu…

Để nhận biết ngưới cao tuổi mắc bệnh sa sút trí tuệ không phải là dễ, bởi nhìn bề ngoài người bệnh trông vẫn có vẻ ổn nên dễ bị bỏ sót, không phát hiện sớm được. Thường những người xung quanh họ, sống gần họ như con cái, vợ chồng mới là những người sáng suốt phát hiện bệnh.

Tuy nhiên một số biểu hiện sau sẽ giúp người cao tuổi và những người xung quanh nhận biết mình đả mắc phải bệnh sa sút trí tuệ. Biểu hiện đầu tiên thường gặp nhất của sa sút trí tuệ đó là mất trí nhớ gần. Tức là người bệnh thường quên và không nhớ lại được. Họ thường lập đi lập lại một câu hỏi và còn quên rằng cả việc ai đó vừa mới trả lời rồi.

Thậm chí họ có thể quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm. Họ cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc như: Có thể không còn nhớ ăn uống thế nào cho đúng cách hoặc không thể tự ăn uống được. Nặng nề hơn, người bệnh không thể tự là vệ sinh cá nhân, cần phải có sự giúp đỡ của gia đình

Người bệnh có thể quên cả những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, điều này làm cho người khác khó hiểu được ý họ muốn nói. Hoặc người bệnh bị rối loạn phát âm, loạn định hướng như nói lắp, nói khó… rồi có thể bị lạc ở một nơi đã từng rất quen thuộc hay không nhớ làm sao họ đến được nơi đó và làm sao quay trở về nhà. Họ gặp rắc rối trong các vấn đề về tư duy, không nhận ra được các con số hoặc phép tính đơn giản.

Phải thấu hiểu người già

Với người sa sút trí tuệ thì việc giữ gìn và tập luyện trí nhớ cho người bệnh là rất quan trọng. Vì vậy ngay ở giai đoạn đầu phát hiện ra bệnh thì người cao tuổi có thể lưu ý thực hiện những điều sau: Đầu tiên là phải có một cuốnsổ ghi chép lại những điều cần nhớ như lịch hẹn khám bệnh, tên con cháu và bạn bè, việc cần hoàn tất trong ngày.

Sau đó, sắp xếp công việc như nhau hàng ngày, hàng tuần. Lập danh sách các số điện thoại cần gọi gần điện thoại, kể cả các số cấp cứu để có thể tìm được khi cần. Dán tên của các đồ vật bên trong trong nhà và thậm chí có thể làm mũi tên những đồ vật đã cất. Giữ chìa khóa, tiền bạc ở nơi an toàn dễ tìm.

Treo thật nhiều ảnh gia đình, bạn bè và có thể dán tên con cháu để nhớ, treo lịch và gạch bỏ ngày đã qua để tính thời gian. Mặt khác có thể nhờ con cháu hoặc bạn thân gọi điện thoại báo trước khi đến thăm để chờ đón.

Ngoài việc bản thân người cao tuổi tự khắc phục sự suy giảm trí nhớ của mình thì việc người thân và gia đình luôn sát cánh với người bệnh rất quan trọng. Người thân có vai trò giúp họ giữ lại những ký ức còn lại, khuyến khích khả năng ghi nhớ và hổ trợ các hoạt động sống hàng ngày.

Bởi những rối loạn về trí nhớ, ngôn ngữ, hành vi và tâm thần của người bệnh là hậu quả tổn thương tế bào não gây ra. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thì thân nhân của người mắc bệnh sa sút trí tuệ cũng cần chú ý thực hiện một số điều đó là:Cần quan sát người bệnh, chú ý lắng nghe và theo dõi những hành động của họ để hiểu được người bệnh đang muốn gì.

Một điều đáng chú ý khi tiếp xúc với người bị sa sút trí tuệ là cần hòa nhập vào thế giới của người bệnh, nói về những chuyện trong quá khứ. Thường xuyên giới thiệu bản thân và mối quan hệ của mình với người bệnh.

Tạo cho người bệnh cảm giác được yêu thương và chăm sóc. Thay vì cố tranh cãi với người bệnh những vấn đề họ đã quên, hãy trấn an và làm cho họ quên đi bằng cách tạm thời thay đổi đề tài. Thường xuyên khuyến khích người bệnh làm các việc đơn giản như mặc áo, đánh răng… và đừng quên những lời khen ngợi khi họ thành công. Hơn thế nữa, có thể chia sẻ những băn khoăn lo lắng để họ cảm nhận sự quan trọng của bản thân trong cuộc sống.

Bên cạnh những phương pháp ghi nhớ chăm sóc người bệnh thì việc gìn giữ sức khỏe tốt là điều cần thiết để giúp bộ não chúng ta hoạt động lâu dài. Chẳng hạn, kiểm soát huyết áp kỹ lưỡng, kiểm soát đường và cholesterol trong máu, ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống các thuốc đa sinh tố và thuốc chống oxy hóa. Thường xuyên tập thể dục sào mỗi sáng, chiều và giữ tinh thần ổn định thoải mái là những phương pháp rất tốt để phòng ngừa bệnh lý sa sút trí tuệ.

AloBacsi.vn
Theo ThS.BS Đỗ Thị Thúy Anh - Gia đình và Xã hội
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]