Những sai lầm khi sơ cứu đuối nước nên tránh

Đuối nước hay còn gọi chết đuối là tình trạng nạn nhân bị ngạt khi chìm trong nước, tuy nhiên có một số nạn nhân bị ngạt là do sự co thắt thanh quản.

15.5948

Gần 70% số người không biết hô hấp nhân tạo

Sức khỏe và đời sống cho biết, theo một nghiên cứu kiến thức của người dân về đuối nước cho thấy kỹ năng sơ cứu ban đầu về đuối nước rất thấp, khoảng 69% số người dân không biết gì về sơ cứu ban đầu đuối nước.

Đặc biệt, các trường hợp đuối nước thường xảy ra ở cộng đồng (69%) và tại nhà (30%). Một bộ phận không nhỏ những người có kiến thức, thực hành sai lầm về sơ cứu hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân đuối nước như: người thân của nạn nhân không được cứu người đuối nước mà phải chờ người khác cứu lên bờ, dốc ngược người bị nạn trên vai rồi chạy, không tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân…

Các biện pháp này kéo dài thời gian làm thiếu oxy não gây ra những di chứng ở não, nếu sau này nạn nhân còn sống. Việc thực hiện các kỹ năng sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng động tác không những gia tăng khả năng cứu được mạng sống của người bị nạn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều trị sau này.

BS. Đỗ Duy Đạt cho biết, trên thực tế, kiến thức của phụ huynh về những động tác cơ bản trong cấp cứu hô hấp tuần hoàn như: thông đường thở, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 28%.

Đặc biệt, trong kiến thức về sơ cứu đuối nước về thời gian tối thiểu thực hiện cấp cứu hô hấp tuần hoàn khi nạn nhân không tỉnh có tỉ lệ rất thấp chỉ có 9,6%. Hầu hết mọi người đều cho rằng thời gian tối thiểu dưới 20 phút (67,3%).

Thời gian cấp cứu tối thiểu không đủ sẽ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc như người bị nạn hoàn toàn có thể được cứu sống nếu tiến hành cấp cứu lâu hơn.Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt. Nên có cách hồi sức cơ bản dưới nước dựa vào mức độ tỉnh táo của nạn nhân.

Nếu tỉnh, cần tiếp cận thông qua phương tiện cứu hộ cụ thể là phao, giữ đầu nạn nhân cao hơn mặt nước để thông đường thở. Nếu nạn nhân mất ý thức thì nên hô hấp miệng, ấn tim ngoài lồng ngực trước khi đưa lên bờ. Việc hồi sức cơ bản sau khi đưa nạn nhân lên mặt đất là đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu bằng (nếu người ngạt còn ý thức thì nên đặt đầu hơi cao hơn người).

Ói là hiện tượng xuất hiện ở khoảng 65% trường hợp chính vì thế trong quá trình hồi sức, nạn nhân có thể hít thêm dịch ói làm cản trở động tác hồi sức miệng. Nếu thấy có ói, nên xoay miệng nạn nhân sang một bên, móc chất ói bằng ngón tay.

(Ảnh minh họa)

Trong trường hợp nạn nhân ngưng thở thì phải lập tức hô hấp bằng miệng để hỗ trợ oxy. Nếu sờ thấy tim ngừng đập, không bắt được mạch thì phải lập tức xoa bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách dùng bàn tay ấn tim. Nên làm ấm cơ thể nạn nhân và tuyệt đối không làm giảm thân nhiệt. Việc xử trí tại chỗ có thể thực hiện ngay khi đưa bệnh nhân lên bờ hoặc song song trong lúc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngạt nước

Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

Cũng theo Vnexpress, nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.

Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.

Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Những việc làm không đúng trong dân gian cần tránh

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Cách phòng ngừa

Không nên để trẻ chơi một mình mà không giám sát, đậy kín các chum vại nước xung quanh nhà, không cho trẻ chơi gần ao hồ, tốt nhất nên dạy cho trẻ tập bơi để tránh những tai nạn không mong muốn.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]