Phòng bệnh sán lá ruột

Tôi nghe nói bệnh sán lá ruột rất nguy hiểm, có thể gây phù, gầy yếu và tử vong nên rất lo sợ bị mắc bệnh này. Mong bác sĩ tư vấn cách phòng chống bệnh này.

15.5986

Tôi nghe nói bệnh sán lá ruột rất nguy hiểm, có thể gây phù, gầy yếu và tử vong nên rất lo sợ bị mắc bệnh này. Mong bác sĩ tư vấn cách phòng chống bệnh này.

  Đỗ Thị Tuyết ([email protected])

Sán lá ruột ký sinh trong đường ruột. 1 con sán lá ruột trưởng thành đẻ tới 2.500 trứng 1 ngày. Trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong ao hồ, đồng ruộng. Khoảng 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, di động xâm nhập một số loài ốc và chuyển thành bào ấu. Trong ốc, sau 4 - 7 tuần, bào ấu phát triển thành rất nhiều ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc, sống bám vào một số cây mọc dưới nước như ngó sen, ngó khoai, rau muống, rau cần, rau rút... phát triển thành nang trùng. Người ăn các loại rau thủy sinh có chứa các nang trùng này sẽ bị bệnh. Trong cơ thể người, nang trùng sẽ mất vỏ nang ở tá tràng, bám vào ruột non để ký sinh và phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian từ khi xâm nhập đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng.

Triệu chứng: Khi bị nhiễm sán, người bệnh thấy đau bụng âm ỉ ở vùng hạ vị, toàn thân mệt mỏi, thiếu máu; có thể có những cơn đau dữ dội, rối loạn tiêu hóa, đi tiêu chảy thất thường, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng bị trướng, nhất là ở trẻ em. Giai đoạn nặng: phù mặt, phù thành bụng, phù chân, tràn dịch ở tim, phổi, cổ trướng, bệnh nhân có thể tử vong do suy kiệt. Điều trị: dùng praziquantel, liều 25mg/kg/ngày, liên tục trong 3 ngày hoặc uống 1 liều duy nhất 40mg/kg sau khi ăn no.

Phòng bệnh: thực hiện ăn chín, uống sôi; không ăn sống các loại rau thủy sinh như rau cần, rau muống, rau rút, rau ngổ... Không dùng phân tươi bón rau. 

             BS. Trần Thanh Tâm

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]