Vị trí bếp nấu phải dựa theo phong thủy của
hướng nhà ở, bởi bếp nấu chỉ được phép đặt miệng lò vào 2 hướng đông và tây theo tuổi của chủ nhà. Ngày xưa,
nhà ở thường thiết kế 3 gian, trong nhà nhìn ra, gian bên phải thờ thổ công, gian giữa bổn mạng, gian thứ 3 bên trái là táo bếp.
Ở nước ta, bếp nấu là một nét đặc trưng nằm trong bản sắc văn hóa dân tộc. Vấn đề này tranh cãi cũng nhiều, nhưng phần nhiều những ý kiến bàn cãi không theo nguyên lý mà diễn đạt với sự suy diễn. Do hiểu bếp nấu chưa đúng nên
cách đặt bếp còn tùy tiện dẫn đến xảy ra không ít những điều đáng tiếc, lúc đó đổ lỗi cho số.
Căn cứ theo Ngọc hạp Thông thư của Triều Nguyễn, đặt lò bếp vào phương Nhâm, Hợi khó nuôi con. Miệng lò quay về phương Tý và Quý là hướng bắc không thịnh vượng cho gia đình. Đặt bếp vào phương Sửu khó chăn nuôi. Miệng bếp đặt vào Tỵ và Bính (cuối đông nam và đầu nam) là tổn tài. Miệng bếp đặt vào phương Đinh (cuối nam) - Dậu (chính Tây) trong nhà đa bệnh.
Chú ý, cách đặt bếp cấm tuyệt đối miệng lò đặt vào các vị trí địa chi (như Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ...).
Đặt miệng lò vào các phương địa chi Ngọ hay Mùi nếu trong nhà có người đàn bà đúng vào hai tuổi Ngọ, Mùi sẽ bị dâm dục. Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày không được đặt
đối diện với mặt bếp kể cả giếng nước đối diện với mặt bếp thì nữ, nam dâm loạn, giếng nước không đặt trên đầu bếp hay bị cháy nhà, hỏa hoạn...