Mặc cảm tự ti vì da rạn
Bụng to như cái thúng, hay to như lúc mang bầu sau khi sinh luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ
đặc biệt là rạn da.
Chị Nguyễn Thị Hòa trú tại Văn Khê, Hà Đông rơi vào trạng thái trầm cảm vì sau khi sinh được hơn
1 tháng mà bụng của chị vẫn chằng chịt vết rạn nhìn rất mất thẩm mỹ. Chị Hòa cho biết trước đó khi
mang bầu chị tăng 26kg. Chị thấy mức tăng này so với bạn bè cũng bình thường, không tăng quá. Lúc
chưa sinh, chị thấy bụng không rõ vết rạn. Sau khi sinh xong, 10 ngày sau chị thực sự choáng vì lớp
da bụng còn lại chằng chịt các vết rạn.
Không chỉ da bụng mà lớp da ở đùi trên cũng nhăn nheo vì rạn. Chị Hòa không dám mặc quần ngắn.
Cứ nhìn vào làn da sau sinh của mình, chị buồn bã và loay hoay tìm biện pháp. Mẹ chị mua kem về cho
chị bôi nhưng tác dụng hầu như không có.
Trường hợp của chị Hoàng Thị Huế trú tại Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội cũng tương tự. Sau khi
sinh 4 tháng, chị Huế phải tìm đến chuyên khoa thẩm mỹ để nhờ tư vấn về xử lý da rạn sau sinh. Lần
sinh thứ nhất, chị Huế chỉ tăng 7kg, con sinh ra được 2,1 kg. Cháu còi cọc, nuôi khó nên lần sinh
thứ 2 chị Huế cố gắng tẩm bổ để con to khỏe hơn.
9 tháng 10 ngày mang bầu, trong thâm tâm của chị làm sao ăn được nhiều, con hấp thụ tốt. Chị
chẳng để ý những biến đổi trên cơ thể lúc mang bầu. Chỉ đến lúc mẹ tròn, con vuông xong, chị thấy
bụng mình đen kịt và chằng chịt vết rạn. Chị cứ chờ đợi hi vọng thời gian sẽ trả lại lớp da bụng
cho mình. Tuy nhiên đã hơn 4 tháng trôi qua, lớp da chỉ mờ đi thâm đen mà không cải thiện làn
da.
Chị Huế lo lắng vì bác sĩ cho biết không thể can thiệp bằng các biện pháp thông thường để bỏ lớp
da bị rạn mà phải làm phẫu thuật để cắt hết lớp da rạn bị thừa, biện pháp làm giống như cắt bỏ mỡ
thừa. Tuy nhiên, chị Huế lại có cơ địa sẹo lồi nên việc cắt bỏ lớp da này cũng chẳng dễ dàng
gì.
Nhìn vào bụng của mình, chị Huế thở dài "mình nhìn còn sợ huống chi là chồng". Mỗi lần gần vợ,
chồng chị Huế cứ hỏi "sao em không đi bác sĩ thẩm mỹ xem xử lý thế nào". Những câu nói của anh dù
không chê vợ nhưng chị Huế cũng đủ hiểu anh nghĩ gì.
Sau khi sinh và cơ thể hồi phục, các vết rạn sẽ chuyển thành sẹo màu trắng, đến lúc này thì việc
điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn vì các vết rạn đã trở thành sẹo vĩnh viễn
Phẫu thuật mới hết
Tại BV Xanh Pôn, rất nhiều chị em phụ nữ bị rạn da nặng sau sinh tìm đến xin bác sĩ tư
vấn biện pháp giải quyết. Nhiều chị em bị rạn sâu, và trên diện tích rộng các bác sĩ bắt buộc phải
can thiệp bằng nội khoa.
Theo BS da liễu Nguyễn Thành - BệV Da liễu trung ương nguyên nhân dẫn đến rạn da là vì
da trên cơ thể có khả năng co dãn và đàn hồi thông qua các sợi collagen và elastin. Các sợi này
giúp cho da có thể căng ra và co lại như ý muốn và sẽ thoái hóa theo thời gian.
Khi mang thai, da
bụng, đùi và mông của người phụ nữ căng quá nhanh về kích thước khiến da không thể dãn ra kịp xảy
ra tình trạng đứt gãy. Các vết đứt gãy liên tiếp sẽ tạo thành các vết rạn nứt. Lúc ấy, mẹ bầu chỉ
thấy ban bụng hoặc vùng da rạn có màu đỏ nâu do các mạch máu dưới da bị tổn thương.
Sau khi sinh và cơ thể hồi phục, các vết rạn sẽ chuyển thành sẹo màu trắng, đến lúc này thì việc
điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn vì các vết rạn đã trở thành sẹo vĩnh viễn.
GS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, BV Xanh Pôn cho biết rạn
da là các mô liên kết của da đã bị đứy. Lúc này, chị em phụ nữ không thể bôi kem hay sử dụng các
biện pháp massager hay mài mòn, chiếu ánh sáng. Bởi vì khi liên kết của da gãy nó liền lại
được.
Nhiều trung tâm làm đẹp, thẩm mỹ quảng cáo trị liệu rạn da bằng kem hay kỹ thuật siêu mài mòn,
theo GS Sơn, hiệu quả rất mờ nhạt. Bởi các sợi đàn hồi của da nằm ở lớp trung bì, trong khi
việc mài da chỉ có thể tác động vào lớp thượng bì. Đó là chưa kể sự mài cơ học có thể gây thâm nám
do làm tổn thương lớp tế bào đáy ở cuối lớp thượng bì.
Hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng biện pháp cắt bỏ lớp da, mỡ đó đi trong trường hợp thừa da,
thừa mỡ quá nhiều ở bụng và tạo hình lại thành thành bụng. Tương tự đối với da rạn ở hông, đùi cũng
có thể loại bỏ theo cách này.
Theo Nhã Tư - Phụ nữ TPHCM