Sai lầm trầm trọng cần tránh khi nấu ăn (2)

(Kiến Thức) - Tưởng chừng vô hại song các thói quen dưới đây có thể mang lại những tác hại khôn lường cho sức khỏe.

15.5985
Chế biến thịt với ngọn lửa quá nhỏ. Ngọn lửa to giúp món thịt nhanh chóng được chín đều từ bên trong thớ. Với một ngọn lửa nhỏ, bạn sẽ khiến chúng nhanh chóng bị bở, thậm chí có thể tiêu hao lượng lớn chất dinh dưỡng trong quá trình bốc hơi.

Xay nước nóng trong máy sinh tố. Hơi nước bốc lên kết hợp với vận tốc quay mạnh có thể tạo nên áp lực lớn làm bật nắp, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Sử dụng đồ thủy tinh chịu nhiệt làm món luộc. Thủy tinh chịu nhiệt được thiết kế để làm món hầm song hoàn toàn không phù hợp để chế biến đồ luộc. Nhiệt độ quá nóng có thể khiến chúng vỡ ra thành từng mảnh.

Trộn nhiều nguyên liệu làm bánh một lúc. Khi làm, bạn không nên “tham” trộn nhiều nguyên liệu cùng lúc mà cần bắt đầu từng chút một. Bằng cách này, các nguyên liệu có cơ hội kết dính đều hơn.

Dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc. Khi gặp lạnh, trứng sẽ co lại tạo thành khoảng trống giữa lòng trắng và vỏ trứng khiến vi khuẩn dễ dàng thâm nhập. Nếu muốn làm nguội cấp tốc, hãy đợi trứng bớt nóng rồi đổ nước lạnh vào.

Ngâm rau lâu trong nước. Việc ngâm rau trong nước có thể đánh bật những vết bẩn cứng đầu nhưng nó cũng khiến rau dễ mất chất dinh dưỡng.

Rán răm bông, lạp xưởng. Khi gặp nhiệt độ cao, loại đồ ăn này có thể sản sinh ra những chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là ung thư.

Nấu thức ăn bằng chảo chống dính. Chảo chống dính được thiết kế chuyên dùng cho việc rán, chiên. Không nên tận dụng để nấu nướng, luộc thịt bởi chảo có khả năng truyền nhiệt kém hơn nhiều so với các loại nồi khác.

Chế biến ngay sau khi đưa thịt ra khỏi tủ lạnh. Khi thịt còn đông, tốt nhất nên để khoảng 30 phút để chúng tan dần đá. Việc nóng vội chỉ khiến món ăn nhạt hơn bởi nước trong thịt tiết ra nhiều; thậm chí món ăn khó có thể chín đều.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]