The King's Speech "chữa bệnh" nói lắp

(TT&VH) -The King's Speech (Bài diễn thuyết của nhà Vua) không chỉ được đánh giá là tác phẩm điện ảnh sáng giá cho giải Oscar Phim hay nhất năm nay (lễ trao giải sẽ diễn ra vào đêm mai - 27/2 theo giờ địa phương, khoảng 8h sáng ngày 28/2 giờ Việt Nam), mà bộ phim này còn đang mang lại niềm hy vọng và “mánh” chữa bệnh cho những người mắc tật nói lắp.

15.5944


Nam tài tử Anh Colin Firth trong vai Vua George VI bị tật nói lắp, phim The King's Speech
1. Xem phim The King's Speech trong rạp, mắt Mia Pivirotto - một sinh viên năm cuối đại học (21 tuổi) - lúc nào mắt cũng rớm lệ. Song Pivirotto không phải là người duy nhất thấy xúc động khi xem phim – do nam tài tử Anh Colin Firth thủ vai Vua George VI bị tật nói lắp và Geoffrey Rush là người chữa cho ông tật này. Đối với Pivirotto, bộ phim đã truyền lại cho cô kinh nghiệm để khắc phục với căn bệnh nói lắp của mình. Pivirotto đã mất 1 năm nghiên cứu khoa thần kinh học tại trường ĐHTH Pittsburgh để làm sao cải thiện được tật nói lắp của mình. Cô đã thiết lập các trang video blog nhằm luyện khả năng nói và liên tục áp dụng các kỹ thuật mới. Sau khi xem phim The King's Speech, cô quyết định thử làm điều gì đó mà cô thấy trong phim.

Trong một cảnh, người thầy giáo chữa tật nói lắp cho nhà Vua đã đặt tai nghe cho Vua George VI rồi bật to nhạc để làm át đi tiếng nói của ông. “Cách làm này thực sự hữu ích đối với tôi. Tôi chẳng còn phải lo lắng với từng lời nói của mình hay nghe nó ra làm sao. Lúc đó, tôi chỉ có việc nói thôi”, Pivirotto cho hay và giải thích cô bị nói lắp nhiều nhất mỗi khi phải suy nghĩ quá nhiều về các lời nói của mình. “Nếu bỏ hẳn được điều đó ra khỏi đầu, chắc chắn tôi sẽ ăn nói trôi chảy hơn”.

Kể từ khi xem phim The King's Speech, Pivirotto đã tập nói cùng với chiếc headphone và hy vọng cách này sẽ tiếp tục cải thiện được tật nói lắp. Theo LuAnn Yates, một giám sát viên tại Viện Nghiên cứu Hollins ở Roanoke (Mỹ), nói trong tiếng nhạc to tương tự với kỹ thuật được gọi là “tấm chắn tiếng ồn trắng. Nếu bạn đặt tay nghe vào tai 1 người rồi sau đó bật nhạc thật to và yêu cầu họ đọc hoặc nói, bạn sẽ thấy có một sự thay đổi đáng kể trong cách nói của họ”, Yates cho biết và khẳng định, không có một phép chữa trị thần diệu nào cho tật nói lắp, nhưng có nhiều cách để luyện các cơ miệng nhằm khắc phục  tật nói lắp.

2. Trong phim The King's Speech còn có một số kỹ thuật khác cũng mang lại hy vọng cho những người bị mắc bệnh này. Schuyler Slack, một nghệ sĩ cello 22 tuổi, đã cố gắng thử áp dụng 3 cách mà anh biết được qua bộ phim này: Đọc sách trong tiếng nhạc, rock nhẹ cùng âm nhạc và nói theo thật to sau mỗi từ nghe được. “Làm như vậy không chỉ giúp bạn khắc phục được tật nói lắp mà còn cảm thấy rất tự tin”, Slack bộc bạch.

Nhưng đối với Jeff Kershaw (34 tuổi), phần hữu ích nhất trong phim The King's Speech không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà theo anh cách xử lý tật nói lắp trong phim là vấn đề về sinh lý chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề tâm lý. “Người chữa bệnh cho Vua trong phim đã dùng các phương pháp thở, luyện cơ, chứ không phải tâm lý. Cách chữa trị thực sự có ích đối với tôi là vấn đề sinh lý và có nhiều cách để tôi luyện, kiểm soát lời nói của mình”.

Song theo Yates, đây là một trong những nhận thức sai lầm lớn nhất về căn bệnh này. “Có rất nhiều quan niệm sai về tật nói lắp. Đây phải là sự rối loạn về nhân cách và những người nói lắp có trí thông minh bình thường”.

Ở Mỹ có khoảng 2 triệu người mắc tật nói lắp và từ trước mọi người vẫn có thể sống và chuyện trò với họ một cách bình thường. Song kể từ khi chiếu phim The King's Speech, Kershaw nhận thấy mọi người quan tâm tới chứng tật này hơn. “Giờ đây nhiều người hỏi tôi về nó và họ nói nhiều hơn tới tật này”.

Đối với Slack, phim The King's Speech còn tác động tới anh về mặt cảm xúc. “Tôi luôn giận dữ, xấu hổ và lúng túng với cách ăn nói của mình, chỉ có ít thời gian là tôi cảm thấy tự tin, chẳng hạn như khi xem phim The King's Speech, Slack nói.

  Việt Lâm
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]