Tìm cách vượt qua ốm nghén

Nếu bị nôn nhiều thì có thể gây khử nước, rối loạn điện giải và gây tổn thương nội tạng… từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con. Dưới đây là cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng ốm nghén

15.6046
>
 
Dinh dưỡng và vận động

- Ăn ít và ăn thường xuyên sau mỗi 2 tiếng. Đói thường kèm theo cảm giác buồn nôn và ăn sẽ làm dịu biểu hiện khó chịu đó.

- Ăn trên giường: Ăn bánh quy giòn trước khi bước chân xuống giường vào mỗi sáng.

- Tập luyện thường xuyên: Đi bộ sẽ hỗ trợ cho tiêu hóa và ngăn chặn sự buồn nôn.

- Ăn ít chất béo, ăn nhạt: Các loại cơm, khoai tay, mỳ ít dầu mỡ, bánh quy, ngũ cốc luộc, hấp; hạn chế ăn các loại rau xào; ăn các loại quả mềm (đặc biệt là chuối), nên luộc trứng; các món súp.
 

- Nhấm nháp gừng: Uống nước gừng hay tràgwngf (đun sôi vài lát gừng với nước rồi pha với mật ong) hoặc ăn mứt gừng.

- Bạc hà: Ngửi hương bạc hà cũng giúp giảm buồn nôn.

- Vitamin B: Một liều vitamin B6 bổ sung mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm ốm nghén.

- Uống nhiều nước: Các 1 cốc nước quả mỗi khi có cảm giác buồn nôn.

Tránh các yếu tố kích thích

- Mùi “nặng”: nên mở cửa sổ thường xuyên hoặc dùng quạt hút mùi khi nấu nướng để loại bỏ các mùi thức ăn.

- Thực phẩm béo ngậy: chúng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hóa

- Thực phẩm cay nóng

- Rượu hay thuốc lá

- Căng thẳng: Đây cũng được coi là yếu tố “chọc tức” ốm nghén. Vì vậy, cố gắng nghỉ ngơi thường xuyên. Nên ngủ trưa. Sự yên tĩnh cũng sẽ giúp giảm buồn nôn.

Người chồng nên làm gì?

Những ông bố tương lai nên ủng hộ và thông cảm với các bà bầu.

Những công việc như nấu ăn, cho đứa lớn ăn hay chăm sóc vật nuôi, không được ngủ trưa, đi chợ, cọ phòng tắm… đều có thể làm tình trạng ốm nghén của thai phụ thêm nặng nề. Vì vậy, hãy giúp đỡ vợ để giảm thiểu những mệt mỏi. Luôn khuyến khích vợ nghỉ ngơi.
 
Theo health24/Dân trí
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]