Triệu chứng và chế độ ăn của người bị giang mai

Hơn 90% số người mắc giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn. Hiện nay, giang mai hoàn toàn có thể điều trị được nếu chữa sớm và áp dụng đúng phương pháp.

0

Giang mai là bệnh xã hội có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân nhiễm giang mai ngày càng gia tăng. Xoắn khuẩn giang mai chính là tác nhân dẫn tới căn bệnh này. Hơn 90% số người mắc giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn. Hiện nay, giang mai hoàn toàn có thể điều trị được nếu chữa sớm và áp dụng đúng phương pháp.

Bệnh giang mai rất nguy hiểm

Giang mai là một trong những bệnh xã hội có thể gặp ở cả nam và nữ. Vậy, triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới có gì khác so với triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới? Theo các chuyên gia thì triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới có nhiều khác biệt so với triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới trong mỗi giai đoạn của bệnh. Nhưng cũng có những triệu chứng chung rất rõ rệt để giúp bạn sớm nhận biết được bệnh.

Biểu hiện của bệnh giang mai

- Săng giang mai: Là một vết trợt rất nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu thịt tươi, không có mủ, không có vẩy, không đau rát (nếu không bị bội nhiễm).

Săng có thể ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, nếp hậu môn, họng, lưỡi, đôi khi ở trán. Đó là những nơi mà xoắn khuẩn đã xâm nhập.

- Sưng hạch bẹn: Hạch bẹn sưng lên thành từng chùm, trong đó có một hạch to hơn các hạch khác, không đau. Xuất hiện sau săng khoảng vài ngày, cũng tự mất đi theo săng.

- Sẩn giang mai: Là những sẩn gồ cao trên mặt da, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc, màu hồng đỏ, có khi tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường xuất hiện ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ mông, quanh hậu môn, âm hộ.

- Viêm hạch lan tỏa: các hạch vùng nách, bẹn, sau tai, dưới hàm trở nên chắc, cứng, không đau, di động ngay dưới da.

- Gôm giang mai: là những khối u sùi, có thể ở da, niêm mạc, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.

- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ.

Tất cả các biểu hiện trên đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, sau đó tái diễn với mức độ nặng hơn.

Ngoài những biểu hiện trên, giang mai còn có những biểu hiện khác như tổn thương van tim, cơ tim, tủy sống (liệt), não (rối loạn tâm thần).

Giang mai giai đoạn 1

Đặc điểm giang mai 1 là thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu đã lan toàn thân. Tổn thương khu trú tại chỗ, nông điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu điều trị kịp thời. Nhưng rất nguy hiểm cho xã hội vì lây rất mạnh (nhiều xoắn khuẩn tại các tổn thương, bệnh nhân không có cảm giác chủ quan vẫn quan hệ với nhiều bạn tình được).

Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh 3 - 4 tuần hoặc 3 tháng và kéo dài 1 - 2 tháng với các triệu chứng sau:

Triệu chứng giang mai ở nam giới: Trợt phát ngay ở chỗ xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, ở đàn ông khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, nhưng cũng có thể ở miệng sáo, ở hãm, ở bìu, ở vùng xương mu ở trực tràng quanh hậu môn đối với người có quan hệ đồng giới.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ: Thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành âm đạo, môi lớn, môi bé, âm vật. Còn có thể có ở một số vị trí khác như hạnh nhân, họng, lưỡi hoặc môi, ở trên trán, ở vú có khi ở ngón tay nhất là đối với nữ hộ sinh đỡ đẻ cho bệnh nhân giang mai.

Biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai giai đoạn 2

Đặc điểm của giang mai 2 là thời kỳ nhiễm trùng máu. Xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả các cơ quan phủ tạng. Tổn thương đa dạng nhưng chưa phá huỷ tổ chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu đ­ược điều trị kịp thời. Thời kỳ này đối với bản thân bệnh nhân chưa thực sự nguy hiểm nhưng đối với cộng đồng xã hội thì rất nguy hiểm vì lây lan rất mạnh, ở tất cả các tổn thương đều có xoắn khuẩn.

Giang mai thời kỳ 2 xuất hiện trung bình khoảng 6-8 tuần sau khi có loét. Các thương tổn ở niêm mạc xuất hiện rầm rộ và lan toả trong khi đó 1/3 số trường hợp chancre giang mai vẫn tồn tại chưa mất hết.

Giang mai giai đoạn 3

Đặc điểm của thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức gây những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho bệnh nhân. Đối với xã hội thời kỳ này ít nguy hiểm vì khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Nhưng nếu là thai phụ có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh.

Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh giang mai

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh giang mai sẽ phần nào giúp cho người bệnh hạn chế được sự lây lan xoắn khuẩn sang bộ khác bởi chế độ ăn hợp lý sẽ tăng sức đề kháng cho người bệnh. Vậy khi mắc bệnh giang mai nên ăn uống như thế nào?

Giang mai là bệnh xã hội lây nhiêm qua đường tình dục là chủ yếu, bệnh này, hầu hết mọi người vẫn phải hiểu, có bệnh giang mai gây hại lớn cho cơ thể con người, và cũng dễ lây lan. Bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng người bệnh với những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong đó của giang mai, giang mai thần kinh, giang mai tim mạch là 3 biến chứng trầm trọng của giang mai trong giai đoạn cuối.

- Khi mắc bệnh giang mai người bệnh nên hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, không nên uống bia rượu, không nên hút thuốc lá, nếu không bệnh sẽ phát triển nặng hơn.

Tránh tuyệt đối đồ uống kích thích

- Nên ăn một số loại thực phẩm giàu vitamin B6 cho tình trạng của bệnh nhân cũng rất hữu ích, chẳng hạn như khoai tây, đậu, cá trích, cá cam, mè.

- Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A là cà rốt, rau bina, bắp cải, tỏi tây, rau bina, bông cải xanh, mù tạc, cỏ linh lăng, Malan đầu, hoa lily ngày, thì là, rau mùi tây, cải xoăn, mơ. Vitamin B6 trong việc điều chỉnh sự tổng hợp của chất béo và các axit béo, ức chế bài tiết bã nhờn, có một vai trò quan trọng để nâng cao hệ miễn dịch cũng như cải thiện lại những vùng da bị tổn thương.

- Nên ăn vitamin B2 và vitamin C thực phẩm giàu cũng có một ảnh hưởng nhất định đến rụng tóc tiết bã. Giang mai ở giai đoạn 2 rất hay bị rụng tóc, nên người bệnh nên bổ sung thực phẩm này có thể giúp cho người bệnh cải thiện được tình hình.

Châu Phong/Người đưa tin

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]