Trò chuyện với đại sứ 'sữa' toàn cầu

Lớn lên từ đồng cỏ xanh Hà Lan, làm quen với bò khi còn chưa biết chạy và có lẽ biết vắt sữa bò trước khi biết đọc biết viết… là chân dung của ông Acronius Hettinga - Giám đốc Nhà máy sữa Cô Gái Hà Lan tại Việt Nam.

0

- Điều gì đưa ông đến với Cô Gái Hà Lan Việt Nam?

- Cho đến nay tôi vẫn tin rằng điều này đến với mình như số phận sắp đặt. Hồi bé, tôi nhớ có lần tình cờ nhìn thấy một tấm hình ông tôi chụp vào những năm 60, trên một chiếc máy bay to, chuẩn bị bay sang châu Á để xây dựng nhà máy sữa ở đó (hình như là Indonesia). Tấm hình để lại ấn tượng mạnh và tôi luôn khát khao gắn bó với nghề sữa như ông. Tôi còn nhớ cảm giác hạnh phúc khi được cử sang làm việc cho Cô Gái Hà Lan Việt Nam. Thời điểm đó là tháng 4/2008. Tôi đã ở Việt Nam được 2 năm rưỡi rồi.

- Làm việc trong ngành sữa đã lâu, ông cho biết điều gì ảnh hưởng đến chất lượng sữa?

- Mỗi đất nước có môi trường, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng khác nhau. Những yếu tố này đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. Điều này sẽ đảm bảo đầu vào chất lượng hơn cho sữa.

- Ông nói thế nào về việc sử dụng kháng sinh khá phổ biến trong điều trị bệnh ở bò?

- Điều này phải phụ thuộc vào tình hình thực tế. Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để điều trị bệnh cho bò. Tuy nhiên, ở nhà máy tại Hà Lan cũng như tại Việt Nam, chúng tôi bắt buộc phải đảm bảo chính sách không dư lượng kháng sinh trong sữa.

- Xin ông giải thích thêm về khâu này?

- Sữa tươi từ trang trại được nông dân vận chuyển đến trung tâm thu mua. Tại đây, xe chở có chế độ làm lạnh sẽ chuyển sữa 2 lần mỗi ngày về trung tâm làm lạnh. Ngay lập tức, sữa tươi được kiểm tra về dư lượng penicillin bằng phương pháp Beta Star. Nếu vượt qua, sữa tươi sẽ phải tiếp tục qua kiểm tra Delvo Test - “xét nghiệm tổng quát” về dư lượng kháng sinh. Quy trình này đảm bảo mức dư lượng kháng sinh trong sữa tại nhà máy Cô Gái Hà Lan.

Quy trình quản lý chất lượng sữa Cô gái Hà Lan.

- Điều gì là độc đáo nhất trong quy trình quản lý chất lượng sữa toàn cầu của Cô Gái Hà Lan?

- Đó là độ an toàn của sữa trong từng mắt xích của một quy trình liên hoàn. Đặc biệt, quy trình này kiểm soát chặt chẽ bằng một hệ thống mã hóa nghiêm ngặt theo mô hình “Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa trắng” trên toàn cầu. Bắt đầu từ mã số điện tử trên khuyên tai từng cô bò khi chào đời, đến hệ thống mã số ghi nhận khi sữa được đem khỏi nông trại đến nhà máy, rồi kết thúc bằng mã số thành phẩm trên mỗi hộp sữa khi đem ra thị trường. Hệ thống này giúp theo dõi, cũng như giúp truy ngược lại nguồn gốc của sữa khi cần thiết, chẳng hạn mẻ sữa này đến từ nông trại nào, bồn chứa nào, thậm chí từ con bò nào… Tại Hà Lan, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chúng tôi đều đảm bảo quy trình chuẩn mực này được áp dụng nghiêm ngặt như nhau.

Ông Acronius Hettinga có thâm niên công tác hơn 12 năm trong ngành sữa và gần 3 năm làm việc tại Việt Nam. Điều ông đặc biệt tự hào nằm trong chính truyền thống gia đình. Ông cùng với anh trai là thế hệ thứ 5 trong một gia đình nông dân - chủ trang trại lâu đời ở Hà Lan. Tại đất nước này, phần lớn nông dân đều tốt nghiệp đại học, một số còn có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Nông dân thành viên cũng chính là người chủ thực sự của FrieslandCampina (tập đoàn đang sở hữu thương hiệu Cô Gái Hà Lan).

(Nguồn: FrieslandCampina Viet Nam)

 
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]