3 Bước để trở nên giàu có trước tuổi 30

Làm giàu luôn là một chủ đề nóng hổi làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi, phát tán những mánh khóe làm giàu nhanh theo kiểu "ăn xổi" và khiến mọi người nhao theo những giao dịch mà họ có thể chằng bao giờ nghĩ đến. "Ba bước đơn giản để làm giàu" nghe có vẻ dễ gây hiểu lầm, nhưng không phải vậy. Ba bước này đơn giản thật đấy nhưng để làm theo thì chẳng dễ dàng chút nào.

15.5976

 

Các bước làm giàu

Về cơ bản, làm giàu là sự tích lũy của cải theo thời gian, và bạn cần nhớ ba bước sau:

Trước tiên bạn cần phải làm ra tiền đã. 

Điều này có nghĩa là trước khi có thể bắt đầu tiết kiệm hoặc đầu tư, bạn cần phải có một nguồn thu nhập lâu dài ổn định, đủ để sau khi trang trải cho các nhu yếu thiết yếu, bạn vẫn còn dư một khoản kha khá.

Bạn cần phải tiết kiệm tiền.

Một khi thu nhập của bạn đã đủ để trang trải các chi tiêu cơ bản, bạn cần lập một kế hoạch tiết kiệm chủ động.

Bạn cần phải đầu tư. 

Sau khi đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm hàng tháng, bạn cần đầu tư một cách khôn khoan.

Kế hoạch cụ thể

Bước 1: Kiếm đủ tiền

Bước này có vẻ đơn giản, nhưng đối với ai mới đi làm, hoặc đang tìm công việc mới, đây lại là bước cơ bản nhất. Hầu hết chúng ta đều biết số tiền tiết kiệm định kỳ dù nhỏ nhưng khi ghép lãi theo thời gian có thể tạo ra khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, điều này chưa phản ánh toàn bộ câu chuyện. Ngay từ đầu, liệu bạn có thể kiếm đủ tiền để tiết kiệm hay không? Và liệu bạn có làm tốt công việc hiện tại hay không và bạn có yêu thích nó đến mức làm nó trong 40 hay 50 năm để tiết kiệm tiền?

Đầu tiên, thu nhập được chia làm hai loại là chủ động (earned) và thụ động (passive). Thu nhập chủ động là những gì bạn thu về từ hoạt động “kiếm ăn” của mình (lương thưởng, hoa hồng …) còn thu nhập thụ động đến từ các khoản đầu tư. Phần này sẽ bàn về thu nhập chủ động.

Những người mới bắt đầu đi làm hoặc đang có ý định đổi nghề nên suy nghĩ về bốn yếu tố sau để quyết định làm thế nào để có được "thu nhập chủ động":

  • Sở thích. Bạn sẽ làm việc tốt hơn và dễ thành công về mặt tài chính hơn khi làm công việc mình yêu thích.
  • Sở trường. Xem xét những gì bạn làm tốt và cách sử dụng những tài năng đó để kiếm sống.
  • Đãi ngộ. Hãy tìm hiểu những công việc liên quan đến sở thích và sở trường của bạn, đồng thời đáp ứng được những kỳ vọng tài chính.
  • Yêu cầu (giáo dục, v.v…). Xác định các yêu cầu về mặt giáo dục, nếu có, để theo đuổi lựa chọn của bạn.

Bạn nên cân nhắc bốn yếu tố trên để đi đúng hướng. Điều quan trọng là bạn phải cởi mở và chủ động. Bạn cũng nên đánh giá tình hình thu nhập của mình hàng năm.

Bước 2: Tiết kiệm đủ

Bạn kiếm đủ tiền, bạn sống khá tốt, thế mà vẫn không tiết kiệm đủ. Vấn đề ở đây là gì? Lý do duy nhất đó là những thứ bạn muốn mua vượt quá ngân sách của bạn. Để lập một ngân sách hay quản lý ngân sách hiện tại của bạn hiệu quả, hãy thử các bước sau:

Theo dõi chi tiêu của bạn cho trong ít nhất một tháng. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng excel hay các apps tài chính cá nhân hoặc đơn giản là một cuốn sổ ghi chép chi tiêu. Dù chọn cách nào, bạn đều cần phân loại các khoản chi phí. Đôi khi chỉ cần biết được số tiền bạn đã chi ra cũng sẽ giúp kiểm soát thói quen chi tiêu của bạn.

Giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Hãy chia nhỏ những mong muốn và nhu cầu của bạn. Nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và quần áo là hiển nhiên, nhưng cũng cần giảm thiểu những "nhu cầu hiển nhiên" như vậy. Ví dụ, thay vì đi ăn hàng mỗi ngày, hãy mang đồ ăn đến chỗ làm trong hai hoặc nhiều ngày mỗi tuần. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền.

Điều chỉnh khi nhu cầu thay đổi. Theo thời gian, sẽ có những lúc bạn lập ngân sách chi quá ít hoặc quá nhiều cho một mục nào đó. Thế nên, hãy điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với những sự thay đổi nhé.

Lập một quỹ dự phòng bởi sẽ có những bất trắc bạn không ngờ tới. Bạn nên cố gắng tiết kiệm để số tiền này tương đương phí sinh hoạt trong khoảng 3-6 tháng và nó sẽ phát huy tác dụng khi bạn gặp khó khăn tài chính, chẳng hạn như mất việc hoặc các vấn đề về sức khỏe. Hãy bắt đầu với số tiền nhỏ thôi nếu bạn thấy khó trong việc lâp quỹ dự phòng.

Bước quan trọng nhất là phân biệt những gì bạn thực sự cần với những gì bạn chỉ đơn thuần ham muốn. Một số cách đơn giản để tiết kiệm thêm chút tiền bao gồm việc đặt chế độ tự động tắt điều hòa hoặc bình nóng lạnh khi bạn không ở nhà, sử dụng xăng thường thay vì xăng premium, bơm thật căng lốp xe, mua đồ nội thất secondhand chất lượng và học cách nấu ăn. Điều này không có nghĩa là bạn phải chắt bóp mọi lúc mọi nơi:  nếu như bạn đã hoàn thành mục tiêu tiết kiệm của mình, hãy tự thưởng cho bản thân một bữa thật thing soạn hoặc mua sắm thoải mái một chút (trong giới hạn nhất định)! Bạn sẽ thấy lạc quan hơn và có động lực để kiếm nhiều tiền hơn.

Bước 3: 

Bạn đang làm ra đủ tiền và đang tiết kiệm đủ, nhưng lại đầu tư một cách dè dặt. Thực ra điều này là không nên! Nếu muốn xây dựng một danh mục đầu tư đáng kể, bạn phải biết chấp nhận rủi ro, hay nói cách khác là phải đầu tư vào cổ phiếu. Thế nên hãy học cách xác định cổ phiếu nào có tiềm năng đầu tư?

Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá về tình hình của bạn. Viện CFA khuyên các nhà đầu tư nên lập một Bảng Chính sách đầu tư (Investment Policy Statement). Trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu về lợi nhuận và rủi ro. Hãy định lượng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn bao gồm thu nhập hộ gia đình, thời gian đầu tư dự kiến, cân nhắc về thuế, như cầu dòng tiền/thanh khoản và các yếu tố đặc thù của bạn.

Tiếp theo là xác định tỷ lệ phân bổ tài sản phù hợp với bạn. Nếu không thể tự mình làm việc này, bạn sẽ cần gặp một cố vấn tài chính. Tỷ lệ phân bổ này sẽ được dựa trên Bảng Chính sách đầu tư mà bạn đã lập ra. Trong một danh mục hỗn hợp, bạn có thể phân bổ cho tiền mặt, thu nhập cố định, cổ phiếu và các khoản đầu tư thay thế.

Các nhà đầu tư sợ rủi ro nên lưu ý rằng để bảo vệ khỏi lạm phát, danh mục đầu tư phải có cổ phiếu, dù ít dù nhiều. Ngoài ra, các nhà đầu tư trẻ tuổi thường mạo hiểm mua nhiều cổ phiếu cho danh mục của mình hơn so với các nhà đầu tư có tuổi bởi nếu có thua lỗ thì họ còn cả quãng đường dài phía trước.

Cuối cùng, bạn cần đa dạng hóa danh mục. Hãy đầu tư vào những loại cổ phiếu và nhập cố định khác nhau. Đừng cố gắng để chạy theo thị trường bằng cách canh thời điểm đầu tư. Ví dụ như khi cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa lớn hoạt động kém hiệu quả hơn so với mức S&P 500, chắc chắn sẽ có loại cổ phiếu khác tốt hơn. Đa dạng hóa sẽ giúp cho bạn không phải canh thị trường. Một nhà tư vấn đầu tư có chuyên môn sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược đa dạng hóa khôn ngoan.

Lời kết

Quá trình làm giàu sẽ mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào ba bước: đầu tiên là có đủ thu nhập, thứ hai là trích một phần trong thu nhập đó để tiết kiệm và cuối cùng là đầu tư tiền tiết kiệm một cách thận trọng. Hãy bắt đầu với một kế hoạch kỹ lượng và cần mẫn thực hiện kế hoạch đó. Thực hiện  quá trình này, nghĩa là nhà đầu tư sẽ nhận ra mình đang tiến gần hơn đến sự thành công về mặt tài chính.

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]