3 nguyên tắc vàng cho bé hành vi tốt

Nguyên tắc thứ nhất, mẹ phải luôn giữ bình tĩnh.

15.5981

Hãy hướng bé tới những việc tốt bằng cách dùng ngôn ngữ trực tiếp và giọng nói nhẹ nhàng. “Các bé, nhất là dưới 6 tuổi vẫn còn đang hoàn thiện kỹ năng lắng nghe và hiểu yêu cầu của mẹ” – Kathleen Cranley Gallagher (Giám đốc chương trình gia đình và chăm sóc trẻ em) cho biết. Vì thế, hãy yêu cầu bé những việc rõ ràng, dùng câu ngắn và nhìn thẳng vào bé.

Nếu bé vừa làm rách trang sách, bạn có thể nói nhẹ: “Con nhẹ tay với quyển sách thôi”. Nên nói thẳng cho bé những gì mẹ muốn hoặc mẹ mong đợi, chứ đừng vòng vo: “Chẳng ai lại mở sách như con cả”.

Nếu bạn đang nóng giận, hãy hít thở thật sâu trước khi bạn muốn dạy bé điều gì. Bạn cũng nên thư giãn và tự nhủ: “Bé làm như thế chưa hẳn là do bé hư”.

“Các bé thường thích phá vỡ quy tắc và đó là cách bé học hỏi” – Jenn Berman (tác giả cuốn sách 12 cách để bé trưởng thành trong 3 năm đầu đời) cho biết. Chẳng có lý do gì để giải thích vì sao bé thích lôi quần áo đã gập gọn trong ngăn tủ ra ngoài hoặc dùng bút đánh dấu lên má em gái mình. Đơn giản vì bé thích làm những việc đó và vì chúng là những việc nằm ngoài quy tắc nên thường làm cha mẹ giận dữ.

Cha mẹ không cần lúc nào cũng tươi cười và che giấu sự thất vọng của mình. Bạn sẽ khiến bé bối rối vì lời nói và biểu hiện nét mặt trái ngược nhau. Tất nhiên, mắng mỏ con không phải cách hiệu quả. Một giọng điệu giận dữ có thể làm bé sợ hãi và khiến bé khó tiếp thu lời mẹ. “Khi bạn la hét, con của bạn sẽ bị rối loạn cảm xúc và sẽ khó khăn nhiều hơn cho bé để lắng nghe và ghi nhớ những gì mẹ dạy bảo khi đó” – chuyên gia Jenn tiết lộ.

Cha mẹ nên “tiết kiệm” quát con để dùng trong những trường hợp “cần kíp” như khi bé chạy xuống lòng đường hoặc chạm vào đồ ăn nóng.

2. Lập giới hạn

Cần để bé hiểu rằng không phải khi nào bé cũng được làm những gì bé muốn và dạy bé chịu trách nhiệm cho hành động của mình. “Em bé của bạn sẽ không vui khi bị cấm đoán nhưng một khi đã hiểu và tuân theo những nguyên tắc, bé sẽ chấp nhận và chịu hợp tác với mẹ” – chuyên gia Jenn gợi ý.

Điều quan trọng là nguyên tắc của mẹ phải công bằng và phù hợp với lứa tuổi. Ưu tiên hàng đầu là nên lập giới hạn cho bé có liên quan đến sức khỏe, an toàn và phép lịch sự. Điều này có nghĩa là không trèo balcon, không la hét khi em bé đang ngủ trưa, không ăn đất cát...

Khi con bạn phá vỡ những nguyên tắc, điều quan trọng là cần giải thích cho bé về hậu quả. Điều này giúp bé tìm hiểu những việc làm đúng đắn và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Có thể giải thích và chỉ cho bé thấy hậu quả từ sớm, không liên quan đến việc em bé của bạn được bao nhiêu tuổi. Có thể kèm theo một số nguyên tắc cụ thể; chẳng hạn, nếu bé không chịu đi rửa tay thì bé chưa được ăn bánh.

3. Khuyến khích hợp tác

Khi có ý thức tốt, bé sẽ tự nguyện làm theo những quy tắc. Điều này giúp ngăn ngừa rất nhiều hành vi xấu.

Ngoài ra, cũng nên cho bé lựa chọn để bé được thoải mái và hợp tác với mẹ: Cho bé chọn váy tím hoặc váy xanh khi về ông bà ngoại; cho bé chọn ăn táo hoặc ăn lê ở bữa phụ; hoặc cho bé nán lại sân chơi vài phút nữa theo mong đợi của bé...

Các bé luôn bị mâu thuẫn giữa bị lệ thuộc và muốn tự chủ. Do đó, bạn có thể dạy bé mạnh mẽ và độc lập hơn bằng cách để bé được phép làm vài việc theo yêu cầu của bé.

Theo Phương ThảoMevabe.net

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]