4 bài học từ sự thành công của Yammer

0

Đầu năm 2012, Yammer mới được bơm 85 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm DFJ Growth và Social+Capital Partnership. Vào thời điểm đó, Yammer mới được định giá khoảng 500-600 triệu USD.

Chỉ vài tháng sau, Yammer rơi vào mắt của ông lớn Microsoft và bán được với một mức giá gấp đôi, trong bối cảnh đợt IPO không thành công của Facebook. IPO của Facebook đã có thể dẫn đến việc các Start-up có thể bị định giá thấp hơn giá trị thực của chúng. Tuy nhiên Yammer được đặt dưới sự lãnh đạo của CEO David Sacks có vẻ như đã không hề bị ảnh hưởng gì về việc đó. Mức giá 1,2 tỷ USD cho Yammer có thể là một thương vụ không thể tuyệt hơn đối với vị CEO này.


David Sacks - CEO của Yammer.

Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ thông tin Inc, Sacks đã chia sẻ một số yếu tố đã làm nên thành công như hiện nay.

1. Tính năng hữu ích hơn là đẹp mắt

Một điều thường gặp ở các công ty internet là họ có những ý tưởng rất táo bạo và thú vị. Trên hết hơn cả, họ thực sự say mê, xây dựng sản phẩm đó hoàn thiện và kỳ vọng rằng người dùng cũng sẽ thấy được những tác dụng to lớn. Instagram là minh chứng sáng giá nhất cho mô hình này, công ty này đã thu hút được hàng chục triệu người dùng với một sản phẩm rất hấp dẫn và đẹp mắt. Tuy nhiên, Instagram đã không hề thu được bất kỳ doanh thu nào đáng kể và cuối cùng được Facebook mua lại với mức giá lên tới 1 tỷ USD.

Tuy nhiên không phải dịch vụ nào cũng có được sự may mắn như Instagram. Cũng như trúng vé số, chỉ có một vài người có thể làm được điều đó mà thôi. Tuy nhiên, Sacks thì lại nghĩ một cách khác, người dùng sẽ chi tiến nếu một dịch vụ nào đó thực sự hữu ích thay vì chỉ đẹp mắt.

Yammer là một ý tưởng của Sacks khi ông đang làm một website. Mọi người trong nhóm phát triển cần một công cụ để có thể chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Chính vì thế, Yammer đã được ra đời. Sacks sau đó đã nhận ra rằng mình có thể áp dụng mô hình này cho để thương mại hóa, sử dụng cho các công ty khác nữa. Từ đó đến nay, Yammer đã có được 5 triệu người dùng doanh nghiệp.

Có tư tưởng và định hướng kinh doanh ngay từ ban đầu

Một điều chắc chắn rằng, các nhà đầu tư khi quyết định đưa tiền cho bạn đều mong muốn số tiền đó sẽ sinh sôi nảy nở theo một cách nào đó. Một Start-up có thể phát triển hoàn thiện, rồi chờ bị mua lại bởi một "ông lớn" nào đó. Tuy nhiên, điều này ẩn chứa rất nhiều rủi ro mà không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn thử.

Luôn có kế hoạch kiếm tiền một cách cụ thể, không nên chỉ chờ "sung rụng" như Instagram.

Yammer có một cách tiếp cận khá thông minh, cộng với việc chọn lựa đối tượng khách hàng tốt. Đây chính là 2 điểm tạo nên thành công của dịch vụ này. Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội này một cách miễn phí cho công ty mình. Tuy nhiên, khi một công ty có quy mô lớn và mong muốn các tính năng quản trị cao cấp hơn, họ sẽ cần phải trả tiền.

Điều tuyệt vời ở các đối tượng khách hàng doanh nghiệp là họ thực sự muốn trả cho những dịch vụ hiệu quả, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của họ. Không giống với các khách hàng tiêu dùng thuần túy, những người thường mong muốn xài được những dịch vụ miễn phí không mất tiền.

2. Luôn lắng nghe và thấu hiểu

Sacks luôn tâm niệm một điều: Bạn phải luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người. Sacks đã từng quá khắt khe khi giám sát quá mức đối với bộ phận thiết kế sản phẩm. Đã có nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ làm cho họ cảm thấy không thoái mái. Nhận ra sai lầm, Sacks đã lắng nghe và thay đổi. Từ đó trở đi sự giám sát của công ty đối với bộ phận này đã giảm bớt. Sự thay đổi này vừa khiến cho Sacks cập nhật đủ các tiến trình từ dự án mà không làm phiền nhóm thiết kế sản phẩm. Kết quả của việc này là sản phẩm có nhiều cải thiện to lớn và tạo đà thúc đẩy cho công ty đi lên.

Biết lắng nghe là một đức tính vô cùng cần thiết. Sacks tiết lộ rằng ông rất hay cập nhật Twitter và các mạng xã hội khác để chắc chắn rằng mình nắm bắt đầy đủ các thông tin về bộ máy hoạt động của Yammer.

Ông tiết lộ thêm “Tôi luôn muốn biết mọi người đang nói và suy nghĩ những gì, từ đó tôi có thể cải thiện các sản phẩm và công ty của mình”

3. Khắc phục và cải thiện điểm yếu của mình

Không phải ai cũng là thánh và có thể biết tất cả. Nhưng Sacks luôn muốn học hỏi mọi thứ một cách nhanh chóng nhất. Trước đây, điểm yếu của Sacks đó là bán hàng. Lúc đầu ông đã không thực sự chú tâm vào mảng này lắm, nhưng sau đó ông đã hiểu ra sự cần thiết của nó, ông chia sẻ:

“Khi chúng tôi mới bắt đầu, tôi đã "khá ngây thơ" khi suy nghĩ rằng: Chỉ cần bạn xây dựng sản phẩm tốt thì khách hàng sẽ tự móc ngay tiền túi ra đưa cho mình, nhưng thực ra không phải như vậy. Những khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty lớn họ rất muốn nói chuyên trực tiếp với nhân viên tư vấn. Họ thực sự quan tâm đến những vấn đề như bảo mật, sự riêng tư và chi tiết các tính năng mà Yammer có thể mang lại. Chính vì thế, lực lượng sale là vô cùng quan trọng. Khởi điểm không hề có một ai, đến này chúng tôi đã có một đội ngũ lên tới 30 người.”

Sacks đôi khi còn trực tiếp đảm nhận việc chăm sóc khách hàng. Từ đó ông sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về những gì mà khách hàng mong muốn về dịch vụ của mình.

Sự thành công của Start-up trong thời điểm dày đặc cạnh tranh này là một điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự theo đuổi nó và xây dựng mô hình của mình một cách hiệu quả. Chẳng mấy chốc "đứa con" này sẽ rơi vào mắt xanh của một “đại gia ví dầy” nào đó. Chính vì thế, hãy luôn giữ vững niềm tin và tiếp tục theo đuổi những ước mơ của mình.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]