5 phụ kiện giúp chụp phong cảnh tốt

Chụp phong cảnh không yêu cầu thiết bị quá đắt tiền, nhưng lại yêu cầu một số phụ kiện chuyên biệt mà khi chụp chân dung chúng ta ít khi để ý tới. Dưới đây là 5 phụ kiện cần thiết nhất cho việc chụp ảnh phong cảnh.

15.5953

Chụp phong cảnh không yêu cầu thiết bị quá đắt tiền, nhưng lại yêu cầu một số phụ kiện chuyên biệt mà khi chụp chân dung chúng ta ít khi để ý tới. Dưới đây là 5 phụ kiện cần thiết nhất cho việc chụp ảnh phong cảnh.

Sau thời gian đầu thích đi chụp chân dung, chính xác là đi chụp…gái, nhiều người cầm máy thường dần dần chuyển sang việc chụp phong cảnh. Việc chụp phong cảnh không yêu cầu quá cao về thiết bị, nhưng lại cần nhiều hơn sự đầu tư về thời gian, công sức, vì chụp ảnh phong cảnh không thể setup hoàn toàn theo ý người chụp, mà phải chờ đợi rất lâu để có được thời điểm “vàng” về ánh sáng, và quan trọng hơn, là về nội dung.

Chụp phong cảnh không yêu cầu thiết bị quá đắt tiền, nhưng lại yêu cầu một số phụ kiện chuyên biệt mà khi chụp chân dung chúng ta ít khi để ý tới. Dưới đây là 5 phụ kiện cần thiết nhất cho việc chụp ảnh phong cảnh.

Chân máy

Sự cần thiết của một chiếc chân máy là khỏi bàn, với ứng dụng trong đủ thể loại ảnh: phơi sáng, chụp phóng sự, chụp hình đời thường, chụp thể thao,… và tất nhiên là cả chụp phong cảnh nữa.

Một chân máy tốt luôn là một trong những phụ kiện đầu tiên mà người cầm máy nên có

Một chân máy tốt, vững vàng là phụ kiện cần thiết cho bất kỳ nhiếp ảnh gia nào muốn thoát khỏi cái mác “chỉ biết đi chụp gái” và bắt đầu dấn thân sang những lĩnh vực nhiếp ảnh mới. Một chân máy tốt giúp ta cố định máy, qua đó có thể tăng thời gian màn trập mà vẫn có những bức ảnh “nét căng” tạo ra những hiệu ứng thú vị mà không thể có bằng cách nào khác (kể cả dùng photoshop).

Chân máy cũng là một phụ kiện cần thiết để bạn sử dụng khi kiểm tra đồ ảnh 2hand, đặc biệt khi kiểm tra mặt phẳng lấy nét của một ống kính.

Dưới đây là một số hình chụp với chân máy. Bạn thử nghĩ xem nếu không có phụ kiện này thì liệu có thể chụp được những hình ảnh như vậy hay không?

Dây bấm mềm/ Điều khiển từ xa

Dây bấm mềm là một phụ kiện rẻ, giá trị lớn

Nếu điều kiện yêu cầu cần thời gian phơi sáng dài hơn mức thiết lập cao nhất của máy (tức là phải sử dụng chế độ BULB), thì đây là một phụ kiện không thể không có. Nếu sử dụng nút chụp trên body máy để thực hiện phơi sáng, bất kỳ sự rung động nào nhỏ nhất của cánh tay chắc chắn cũng sẽ gây ảnh hưởng lên bức ảnh cuối cùng thu được. Và đây là lúc mà một sợi dây bấm mềm/điều khiển từ xa sẽ phát huy tác dụng.

Filter GND (Graduated Netral Density)

Filter này có đặc điểm là màu sắc của phần trên và phần dưới là khác nhau (1 phần tối/1 phần sáng), với mục đích làm cho mức độ phơi sáng của nền trời và của phần mặt đất không bị lệch. Có người nói rằng với một kỹ thuật photoshop tốt thì việc sử dụng filter này là không cần thiết. Thế nhưng việc cân bằng độ phơi sáng ở nền trời và mặt đất không đơn thuần có mục đích làm cho hình ảnh đều hơn, mà với dải động (dynamic range) không được tốt của đa phần các máy crop, các chi tiết ở vùng trời có thể bị mất mà không có cách gì cứu được bằng phần mềm.

Một cách khác để khắc phục hiện tượng trên là sử dụng chế độ chụp bracketing, nhưng có lẽ trong số chúng ta ít ai muốn ngồi hàng giờ trên máy tính để chỉnh sửa một bức ảnh phong cảnh, vì thực sự chỉnh sửa ảnh phong cảnh khó khăn hơn khá nhiều so với ảnh chân dung. Do đó, hãy tìm mua một filter GND ngay khi có điều kiện.

Filter GND trong sử dụng và tác dụng

Filter ND (Neutral Density)

Filter NDx của B+W

Tại sao lại cần filter ND? Nhiều người nghĩ rằng việc giảm lượng ánh sáng vào máy ảnh thật là vô dụng, vì người ta phải chi hàng đống tiền cho những lens khẩu lớn nhằm mục đích ngược lại điều ấy.

Thế thì các bạn đã nhầm. Hãy nhớ rằng việc chụp khẩu to sẽ đẩy tốc độ lên cao, nhiều khi quá giới hạn của màn trập (1/4000s hoặc 1/8000s), và khiến ảnh bị thừa sáng (bạn hãy thử chụp lens khẩu dưới 2.0 vào giữa trưa nắng thì sẽ hiểu). Mục đích của ND filter là để giảm tốc độ màn trập xuống, thu được những bức ảnh “ảo diệu” mà chỉ có chụp ở tốc độ chậm mới thấy được, trong khi giới hạn điều chỉnh iso chỉ được tới 50 là thấp hết mức.

Những bức ảnh như thế này rất khó chụp nếu không có filter ND

Có rất nhiều loại ND filter, với việc giảm 1 stop, 2 stop,… cho đến 10 stop sáng vào máy, cần thiết cho những bức ảnh phơi sáng với thời gian dài.

Filter phân cực (polarized filter)

Filter CPL - phân cực dạng vòng xoay

Mục đích của filter này cũng nhằm giảm lượng ánh sáng vào máy, nhưng khác với các loại filter ND là giảm “đều” ánh sáng, những filter phân cực chỉ giảm cường độ của những ánh sáng có những phân cực nhất định.

Hiểu đơn giản nhất, tác dụng của filter phân cực thường là tăng độ bão hòa màu của bầu trời (làm bầu trời “trong xanh” hơn), giảm phản xạ của ánh sáng không mong muốn trên các bề mặt bóng (như mặt nước, kim loại,…), nhằm tránh hiện tượng bóng ma, nhòe trên các hình ảnh chụp ở nơi có ánh sáng phức tạp.

Ảnh bên trái là không dùng CPL filter, ảnh bên phải là có

Rất khó chụp những bức ảnh này nếu không có filter phân cực

Với những người chụp ảnh phong cảnh, lượng filter mà họ phải mang theo là rất lớn, do đó nếu có điều kiện, tôi khuyên người dùng nên mua những filter to nhất có thể tìm được  (phi 77 hoặc 82), mặc dù rất đắt nhưng kết hợp với adapter, chúng có thể dùng trên mọi loại ống kính, giảm đáng kể lượng thiết bị phải mang theo mỗi khi đi “săn con nghệ” ngoài thiên nhiên.

Có thể kết hợp nhiều loại filter để cho ra hiệu ứng tổng hợp

Lưu ý: nhiều hình ảnh trong bài viết là sưu tầm trên Internet.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]