Bệnh lòi dom, điều trị thế nào?

Bệnh lòi dom có tái phát hay không và cách chữa trị thế nào?

15.5981

Bạn trai em 25 tuổi, hồi nhỏ hay bị bênh lòi dom, còn hiện nay thì khỏe mạnh, ít ốm vặt. Chúng em sắp kết hôn nên muốn biết lòi dom có hay tái phát không, điều trị ra sao?


Chào bạn,

Lòi dom là hiện tượng bị sa một phần hay toàn bộ niêm mạc trực tràng ra ngoài hậu môn, thường chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ 1-4 tuổi. Nên biết trực tràng là bộ phận thấp nhất so với các phủ tạng khác trong ổ bụng và thường chịu áp lực của các tạng này đẩy từ trên xuống dưới. Do đó, bất kỳ một nguyên do nào làm tăng áp lực trong ổ bụng đều có thể làm cho trực tràng bị đẩy ra ngoài.

Người ta nhận thấy ở trẻ em suy dinh dưỡng, tổ chức mỡ xung quanh trực tràng bị tiêu đi, tổ chức dưới niêm mạc trực tràng lỏng lẻo ảnh hưởng nhiều tới sự nâng đỡ, nên trực tràng dễ bị ra ngoài. Những nguyên nhân khác có thể làm cho trẻ dễ bị sa trực tràng là mỗi lần đi tiểu phải rặn nhiều vì táo bón, bệnh giun, hoặc kiết lỵ

Với trẻ bị lòi dom, mỗi lần đi tiêu, người lớn có thể thấy rõ một khúc ruột đỏ tươi hoặc đỏ tía (có khi chảy máu) sa ra ngoài hậu môn.

Bệnh lòi dom không nguy hiểm, không ảnh hưởng gì về sau. Niêm mạc trực tràng tự trở vào hậu môn sau khi đứa trẻ đi tiêu; nếu không cũng có thể đẩy lên một cách dễ dàng. Người ta có thể tiêm một loại thuốc làm cho lớp dưới niêm mạc trực tràng bị xơ cứng lại, ruột không sa xuống được nữa. Nếu bệnh kéo dài, không thể đẩy lòi dom lên được, cần phẫu thuật để treo đoạn ruột đó lên.

Như đã dẫn ở trên, lòi dom chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, rất hiếm ở người lớn, và nếu có thì cũng dễ điều trị, không ảnh hưởng gì đến đời sống lứa đôi.

AloBacsi.vn
Theo BS. Vũ Hướng Văn - Sức Khỏe & Đời Sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]