Bí quyết đạt điểm cao môn Địa

Địa lí là một trong bốn môn xã hội trong kì thi tốt nghiệp sắp tới, thời gian không còn nhiều. Vậy làm thế nào để đạt điểm cao?

15.7022
  • 1
    Nắm những vấn đề chung nhất: Phần địa lí tự nhiên
     
    Cần nắm được đặc điểm chung, hướng, các khu vực địa hình của Việt Nam: Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp; Cấu trúc địa hình khá đa dạng; Địa hình của của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa; Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người... .

  • Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam: Mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá (Bắc – Nam; Đông – Tây và theo độ cao). Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá trên chủ yếu do tác động của vị trí địa lí nước ta dẫn đến góc nhập xạ có sự khác nhau theo vĩ độ, đồng thời do tác động của độ cao địa hình, hướng các dãy núi và gió mùa đông bắc nên đã tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa thiên nhiên phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía nam (ranh giới là dãy Bạch Mã).

    Về cơ bản thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc mang tính chất nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía nam mang tính cận xích đạo.

    Nắm được mối liên hệ giữa các yếu tố: Khí hậu với địa hình, sinh vật, đất, sông ngòi.

  • 2
    Địa lí dân cư; kinh tế - xã hội
  • Nắm được đặc điểm chung nhất của dân số, phân bố dân cư và lao động nước ta (dân số đông, trẻ, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng, phân bố dân cư chưa hợp lí giứa các vùng, thành thị với nông thôn...) cũng như quá trình đô thị hoá ở nước ta. Mặt thuận lợi và khó khăn của các đặc điểm trên mang lại đối với quá trình CNH – HĐH kinh tế xã hội ở nước ta.

    Đặc điểm, xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế: ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp (KV I) có xu hướng giảm tỉ trọng; CN – XD (KV II) và Dịch vụ (KV III) xu hướng chung là tăng tỉ trọng và phát triển theo hướng chuyên môn hoá. Phát triển các ngành trọng điểm mang lại hiểu quả cao về kinh tế - xã hội và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

    Đặc điểm chung ở các vùng kinh tế là vùng nào cũng giáp biển (trừ Tây Nguyên), nên tất cả đều có thế mạnh để phát triển kinh tế biển:
    + Biển có nguồn hải sản phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc đánh bắt.
    + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi để nuôi trồng hải sản. 
    + Phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại.
    + Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước ngày càng lớn.
    + Kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng của người dân, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến..
    .
    Ôn bám sát sách giáo khoa và kiến thức trong vở đã được học (lưu ý phần giảm tải không cần học), để nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình.
  • Cần trao đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, bạn bè, nhóm học tập... để nắm vững và củng cố kiến thức, kết hợp tự kiểm tra kiến thức của mình bằng một hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và lượng kiến thức tương ứng giữa sách giáo khoa, đồng thời với việc tự tái hiện kiến thức bằng cách ghi ra nháp kiến thức vừa ôn để xem còn chưa thuộc ý nào của nội dung bài học từ đó bổ sung kiến thức.
     
    Biết tận dụng và khai thác hiệu quả các phương tiện học tập như atlat. Vì các kì thi tốt nghiệp bao giờ cũng có câu dựa vào atlat để khai thác kiến thức, câu đó thường là câu 1 điểm. Ngoài ra cần rèn luyện các câu kĩ năng khác: Tính năng suất (tạ/ha), mật độ dân số (người/km2), bình quân lương thực đầu người (kg/người).... Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ.

    Thông thường ở các kì thi tốt nghiệp thường ra các dạng biểu đồ: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, miền, biểu đồ kết hợp cột và đường..., đây là câu kĩ năng chiếm 2 điểm, nên việc rèn luyện kĩ năng để đạt được điểm tối đa là yếu tố giúp học sinh đạt điểm cao.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]