Bí quyết nuôi dưỡng ước mơ của con

Tài sản quý giá nhất cha mẹ trao tặng cho con chính là tình yêu thương theo năm tháng. Thế nhưng để chắp cánh cho con trong tương lai, điều cha mẹ cần nhất chính là những hạt giống nuôi dưỡng ước mơ con trẻ. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5864

Ai trong chúng ta cũng đều có một ước mơ cho riêng mình, trẻ con cũng thế nhưng đặc biệt hơn người lớn, chúng có rất nhiều ước mơ bay bổng và mơ mộng do trí tưởng tượng phong phú. Nhiệm vụ của cha mẹ là hãy nuôi dưỡng những giấc mơ hợp lý để phần nào giúp con định hướng tương lai.

  • 1

    Giấc mơ con và những điều thú vị

    Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là một thiên tài bởi những suy nghĩ trẻ thơ bay bổng đến lạ thường của chúng. Đôi khi những ước mơ đó đến từ những công việc thú vị xảy ra trong gia đình.


    Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là một thiên tài của cha mẹ

    Bé Văn (9 tuổi) rộn ràng khoe với mẹ về công trình vĩ đại của mình khi đắp được một chiếc lâu đài bằng cát ngoài biển. Thế là bé chạy ùa vào hét lớn: “Mẹ ơi! Con xây được cả tòa lâu đài. Sau này con sẽ làm thợ xây dựng mẹ nhé!”. Mẹ tròn mắt ngạc nhiên và cười vui vì sự đáng yêu này của bé. Hay như Mi (10 tuổi) một cô bé gái với bím tóc xinh xinh hay quấn lấy chân mẹ mỗi khi vào bếp. Một hôm, mẹ nấu món mì spaghetti thết đãi cả nhà. Sau một hồi say sưa thưởng thức món ăn mẹ nấu, bé Mi bỗng thốt lên “Mẹ là tuyệt vời nhất! Ước gì sau này con là đầu bếp giỏi như mẹ nhỉ?”. Đó chính là những nét đáng yêu của con trẻ đến từ những giấc mơ thú vị. Ước mơ còn bé của trẻ một phần cũng chính là kỉ niệm và tài sản vô giá của gia đình mà sau này khi có dịp nhìn lại, cả nhà sẽ cảm thấy trân quý biết bao.

  • 2

    Những sai lầm của bố mẹ


    Đừng áp đặt suy nghĩ của bạn vào trẻ nhỏ

    Thường thì trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây ngô, chúng thường đưa ra những câu nói làm cha mẹ phải bối rối. Thế rồi cha mẹ nhiều lúc lại áp đặt suy nghĩ và mong ước của mình vào con và cố ép chúng phải yêu thích cái mà chúng không hứng thú. Lấy ví dụ cụ thể trong đời sống hằng ngày như khi bé muốn được đi đá banh, vui chơi cùng bạn, cha mẹ lại hướng trẻ theo học đàn, nhạc với lí do phát triển tài năng cho bé trong khi chưa tìm hiểu rằng con mình có yêu thích âm nhạc hay không. “Tại sao con không chịu học bài mà suốt ngày cứ ngồi vẽ nhăng nhít?” hay “Tại sao con mình lại thích nấu ăn cơ chứ, công việc đó chẳng hay gì?”… đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ đi trong quá trình định hướng ước mơ cho trẻ.

  • 3

    Cha mẹ làm gì để định hướng ước mơ cho con? 
     

    Trước tiên, cha mẹ nên trò chuyện cởi mở cùng con. Muốn biết bé ước mơ gì, có phù hợp hay không thì cha mẹ phải thấu hiểu bé trước. Qua cách trò chuyện và tiếp xúc, trẻ không những cảm thấy yêu thương cha mẹ hơn vì biết mình được sự quan tâm của gia đình mà con khiến trẻ thêm tự tin với quyết định của mình.

    Khi đã nắm bắt phần nào những điều trẻ yêu thích, ước muốn, cha mẹ nên định hướng phát triển cho bé một cách nhẹ nhàng. Không nên ép dồn trẻ học một cách cứng nhắc, ngột ngạt mà phải để trẻ tự nhiên phát triển tư duy sáng tạo dựa trên sự uốn nắn của thầy cô, gia đình. Nếu bé thích đàn, hãy giúp bé chọn một loại nhạc cụ yêu thích và sắp xếp lịch học cho bé. Nếu bé thích lái xe thì cha mẹ hãy dành thời gian tập xe đạp với bé, sau đó tìm những tài liệu về xe mà bé thích. Trẻ sẽ học rất nhanh khi chúng yêu thích một điều gì đó.


    Đọc sách cũng là một phương pháp định hướng ước mơ cho con

    Ngoài ra, để giáo dục trẻ tốt hơn trong việc định hướng ước mơ, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc và nắm bắt thêm về những vấn đề liên quan đến sở thích. Chẳng hạn, bé nhà bạn thích tìm hiểu về lịch sử hoặc khảo cổ, tại sao bạn và bé không lên lịch tham quan và du lịch theo tuần, theo tháng hoặc năm để tìm hiểu về những công trình lịch sử hoặc đến thăm viện bảo tàng?

    Cách giáo dục này giúp trẻ tiếp cận sớm môi trường xung quanh, mở rộng thế giới quan từ đó tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Đọc sách, viết lưu bút hoặc du lịch cũng trẻ là những lựa chon tốt giúp trẻ định hướng ước mơ. Phẩm chất thứ hai mà cha mẹ cần để giúp trẻ theo đuổi giấc mơ của chúng là sự tin tưởng. Đừng bao giờ tỏ vẻ nghi ngờ hoặc phê phán về những ước mơ của trẻ vì chúng rất nhạy cảm vì điều này. Nếu cảm thấy ước mơ đó của bé chưa đi đúng hướng, cha mẹ hãy ngồi nói chuyện và chia sẻ cùng con. Hãy xem con như một người bạn tâm giao khi nói về ước mơ của bé!

    Cùng chia sẻ với con để hiểu con hơn

    Có thể nói việc định hướng ước mơ cho con không còn quá xa lạ với các ông bố, bà mẹ hiện nay. Tuy nhiên để định hướng điều này cần rất nhiều sự khéo léo và kiên nhẫn nơi cha mẹ. Nếu cảm thấy khó khăn, các cha mẹ nên tìm đến các bác sĩ về tâm lý trẻ nhỏ, nhờ sự tư vấn của họ để mang đến cho con mình lựa chọn tốt nhất. Và đừng quên, việc định hướng ước mơ cho trẻ là việc làm cần thiết ngay từ lúc còn bé, khi trẻ càng lớn việc này sẽ càng khó khăn hơn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]