Cách gói bánh chưng ngon cho ngày Tết

Đối với người Việt Nam, Tết không thể nào thiếu hồn dân tộc trong hình tượng trời trò

0

Bánh chưng xanh vẫn xuất hiện trên bàn thờ, trong mâm cơm ngày đầu năm mới, như nhịp cầu nối con cháu với tiên tổ, như thông điệp tỏ bày hồn quê, như sợi tình gắn người với người càng thêm bền chặt.

Công thức làm bánh chưng

Nguyên liệu (10 chiếc bánh)

- Gạo nếp: 5 kg
- Đậu xanh: 1,5 kg
- Thịt lợn ba chỉ: 1 kg
- Muối, hạt tiêu

Cách làm

- Gạo nếp vo kỹ, ngâm 8-10 giờ vào mùa đông, 4-5 giờ vào mùa hè (thay nước vài lần khi ngâm). Vớt gạo, dội nước cho sạch, để ráo, xóc muối đều.

- Đậu xanh vỡ đôi, ngâm nước 2- 4 giờ, đãi sạch vỏ, nấu chín với ít muối, giã nhỏ mịn, nắm thành từng nắm.

- Thịt thái miếng to, ướp muối tiêu.

- Đặt lá dong, cho 1 bát ăn cơm gạo (250g), bẻ 1/2 nắm đậu dàn mỏng đều lên gạo, xếp 2 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu còn lại, phủ gạo nốt lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt (hoặc dây) chéo chữ thập.

- Xếp bánh vào nồi có lót cuống lá dong ở đáy nồi, đổ ngập nước, đun lửa to đều. Cạn nước, đổ thêm nước sôi vào để giữ bánh luôn ngập nước. Nấu khoảng 8- 10 giờ. Vớt ra nhúng vào nước lã rồi nén chặt 8- 10 giờ cho bánh rền.

- Khi ăn bóc lá, dùng lạt (hoặc dây) cắt miếng.

Thông thường có hai cách gói bánh chưng: Gói bằng tay và gói bằng khuôn.

Khuôn để gói bánh chưng có hình vuông 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có (thông thường làm bằng gỗ)

Cách gói tay như sau:

 * Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập,
   
* Lá dong rải lên trên lạt, chú ý phải quay mặt trong lá ra phía ngoài (để sau này, khi bánh chưng chín sẽ có màu xanh mướt)
  
 * Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau,
   
* Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu,
   
* Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
   
* Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo,
   
* Thịt lợn, lấy 2 miếng rải đều vào giữa bánh,
   
* Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt,
   
* Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng
   
* Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông,
   
* Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
  
 * Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.
   
* 2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp.

Mời các bạn xem video gói bánh chưng bằng tay:

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên, nhưng lúc đầu, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn. Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và gói nhanh hơn, còn gói bánh không khuôn thì bánh được gói chặt hơn do cảm nhận của đôi tay người gói dẫn đến việc điều chỉnh lực gói.

* Luộc: Lấy xoong to, dầy dung tích > 100 lít, rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy, xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong, đổ ngập nước, đậy vung đun trong 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước sôi để đảm bảo nước luôn ngập bánh.

* Ép bánh: sau khi luộc (hầm) xong, vớt bánh ra để ráo, xếp bánh thành nhiều lớp dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho chắc và phẳng đều trong 6 giờ.

Bánh gói kín, vuông, đều, đẹp, rền. Khi bóc, bánh có màu xanh của lá dong, vị thơm ngon của đậu xanh, thịt, hạt tiêu, vị vừa ăn.

Mời các bạn xem video gói bánh chưng bằng khuôn:


Trangdh tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]