Chi tiền tỷ đưa 6 trường sư phạm sang Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm

Cuối tháng 11, Bộ GD-ĐT đã đưa 6 vị Hiệu trưởng của 6 trường sư phạm trên cả nước sang Hàn Quốc với mục tiêu chương trình là nghiên cứu đào tạo giáo viên sư phạm, thời gian 1 tuần.

0

Càng nhiều giáo viên được đi nước ngoài càng tốt  

Mặc dù chưa nhận được chỉ đạo của Bộ về việc đưa cán bộ, giảng viên của trường sang Hàn Quốc học hỏi, nhưng PGS.TS Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cho biết:

"Cuối tháng 11, Bộ đã đưa các Hiệu trưởng của 7 trường Đại học sư phạm sang Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm, mô hình giáo dục của nước bạn. Trong đó có, trường Sư phạm Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Vinh và Cần Thơ. Với mục tiêu chương trình là nghiên cứu đào tạo giáo viên sư phạm, thời gian 1 tuần".

 Theo lời chia sẻ của ông Quang, các Hiệu trưởng được tham quan trường Đại học sư phạm Seoul, Trung tâm giáo dục Đại học miền Trung Hàn Quốc, thăm các trường THPT, thực hành sư phạm của nước bạn. 

Ông Quang cũng không ngần ngại chia sẻ những bài học thu được sau 1 tuần sang Hàn Quốc. Ông nói: "Sau chuyến đi, tôi thấy, có hai vấn đề phải học, thứ nhất, phải tạo điều kiện cho giáo viên, đồng lương đủ sống để họ không phải làm gì khác, tập trung vào nghề nghiệp của họ, vì hiện tại lương giáo viên của chúng ta quá thấp.

Thứ hai, giáo viên các cấp từ mầm non cho đến đại học của Hàn Quốc đều phải làm việc cả ngày ở trường, chúng ta cũng nên áp dụng. Đây là hai điều vô cùng quan trọng". 

Nói về sự khác biệt giữa nền giáo dục nước nhà và nước bạn, ông Quang không khỏi băn khoăn, vì về con người, ở đây họ đã dạy ra được một thế hệ có kỷ cương, nề nếp và ý thức trách nhiệm công việc rất cao, đây là điều quan trọng. Về cơ sở vật chất rất khó so sánh, nhiều khi lớp học cũng không khác chúng ta nhiều lắm, nhưng con người được giáo dục rất tốt, đặc biệt là đào tạo giáo viên, họ coi trọng sự nghiệp giảng dạy.

Điều đặc biệt ở đây là mặc dù anh đào tạo giáo viên ở nhiều nơi khác nhau nhưng trường Đại học sư phạm sẽ phải đứng ra sát hạch giáo viên, sau khi đủ điều kiện mới cấp chứng chỉ cho hành nghề, và điều này nên áp dụng vào nước ta.  

Phóng to

Bộ GDĐT sẽ cấp kinh phí cho các trường sư phạm.

Còn riêng đối với trường sư phạm Thái Nguyên, ông Quang cho biết trường sẽ cố gắng đổi mới, đi vào những chương trình hành động, tất nhiên học thì cũng có những cái áp dụng được hoặc không, nhưng hiện tại có thể đổi mới chương trình, đổi mới cách dạy, đổi mới đánh giá, tổ chức lớp học. 

Chính vì vậy mà theo quan điểm của ông Quang, đi qua nhiều nước mới thấy hành động của Việt Nam mình chưa nhanh nhẹn, phải khẩn trương thì mới tốt lên được. Nên ông hoàn toàn ủng hộ việc đưa cán bộ, giảng viên đi nước ngoài. 

Bởi vì theo ông, các hiệu trưởng đi thì cũng chỉ tìm hiểu vĩ mô thôi đã thấy bổ ích, nghĩ rằng càng đưa được nhiều người sang đó thì càng tốt. 

Mọi chi phí rất tốn kém 

Cũng đồng tình với việc đưa cán bộ, giảng viên sang nước ngoài học hỏi, thế nhưng PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm TP.HCM lại không muốn đưa đi quá nhiều vì hiện nay mức chi phí một lần đi quá tốn kém, trong khi ngân sách Bộ có hạn, mà những chuyến đi này Bộ chịu hoàn toàn chi phí.

Nên về lâu dài, theo quan điểm của ông, nên thuê các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy trong nước, như vậy chi phí sẽ giảm đi đáng kể.  

Còn về thông tin Bộ sẽ đưa cán bộ, giảng viên của 6 Trường sư phạm sang Hàn Quốc thì ông cũng chưa hề biết: 

"Đến lúc này thì tôi cũng mới chỉ nghe trên báo chí đăng, chứ chưa nhận được chỉ đạo nào cụ thể từ Bộ GD-ĐT. Bộ mới chỉ giao cho các trường ĐH Sư phạm chuẩn bị đội ngũ cho chương trình đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục, cụ thể như thế nào thì chưa có chỉ đạo".  

Riêng đối với trường Sư phạm TP.HCM, theo như ông Hồng chia sẻ thì nhà trường đã hình thành 3 đội ngũ: đội ngũ xây dựng chương trình, đội ngũ chuyên gia SGK, đội ngũ triển khai tập huấn cho giáo viên, để chuẩn bị cắt cử đi học hỏi, bồi dưỡng thêm, nhưng sẽ triển khai từng bước. 

Ông Hồng cho biết: "Khởi điểm chúng tôi sẽ cử đội ngũ xây dựng chương trình đi học đầu tiên, bao gồm các chương trình giáo dục trung học, tiểu học, phổ thông. Vì hiện nay, số lượng cử đi học cũng phải giới hạn chủ yếu là cán bộ cốt cán, trừ khi tập huấn ở trong nước thì số lượng sẽ nhiều hơn".  

Còn việc đưa cán bộ ra nước ngoài học, đây cũng không phải lần đầu tiên, ông Hồng nói. 

"Trường tôi cũng đã có nhiều cán bộ được đi theo chương trình đào tạo của Bộ, sang Úc, sang Hàn Quốc, thường thì thời gian đi sang cũng do từng đợt. Cách đây vài năm thì cán bộ cũng được sang Úc 4 tuần để học hỏi, nhưng thời gian mà ở được dài cũng khó lắm, vì kinh phí rất tốn kém". 

Còn việc tại sao Bộ lại chọn Hàn Quốc để đưa cán bộ, giảng viên sang, theo lý giải của ông Hồng, đây là một đất nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa với nước ta, điểm xuất phát của Hàn Quốc tính đến nay là bao nhiêu năm mà đã đạt được thành quả như vậy.

Đương nhiên cách làm không thể bê nguyên của Hàn Quốc về vì nếu như thế sẽ không phù hợp, có lẽ vì vậy mà Bộ mới tổ chức cho các cán bộ sang đó để học hỏi mô hình, cái lợi là ta nhìn thấy được tận mắt mô hình giáo dục của họ.

Trong khi Bộ lên tiếng khẳng định trong tuần này, Bộ sẽ tiếp tục có buổi làm việc với 6 trường sư phạm  để thống nhất các nội dung đổi mới, trong đó có việc đưa cán bộ, giảng viên sang Hàn Quốc học hỏi mô hình giáo dục, thì Trưởng phòng đào tạo - Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng cho biết: "Cho đến nay trường chúng tôi chưa nhận bất kì thông tin chỉ đạo nào từ Bộ GD-ĐT về việc này".

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thám - Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Huế cũng bất ngờ: "Tôi chưa nhận được văn bản chính thức nào từ Bộ GD-ĐT nên không thể nói gì về việc này". 

Theo Báo Đất Việt

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]