Hạ nhiệt giá sữa bằng cách nào?

(VTC News) - Trao đổi với báo giới bên lề buổi Tọa đàm về “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” vừa diễn ra tại Hà Nội, một số chuyên gia kinh tế cho rằng cơ quan chức năng cần có giải pháp thẩm định giá trị dinh dưỡng của sữa ngoại, sữa nội và công bố công khai cho NTD biết để giúp họ có đủ thông tin lựa chọn sản phẩm. Tin liên quan

0

Theo Bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH, điều bất hợp lý hiện nay sữa bán ở nước ngoài rất rẻ trong khi về tới Việt Nam lại rất đắt
Bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhận xét:  Điều bất hợp lý hiện nay là khi đi nước ngoài mua sữa giá rất rẻ, về tới Việt Nam mua sữa rất đắt. Mà sữa mua ở nước ngoài cũng là sữa bán lẻ, đã có thuế. Vì vậy, theo bà Loan: "Cần phải xem lại cơ chế chính sách về việc nhập khẩu và phân phối sữa ở Việt Nam như thế nào, đặc biệt là cơ chế thuế".

“Tôi không biết cơ chế thuế như thế nào và cơ chế kiểm tra về việc thuế của các nhà nhập khẩu và phân phối sữa ra sao, nhưng nếu chúng ta kiểm soát được như thế thì chúng ta sẽ hạn chế được giá sữa cao một cách bất hợp lý. Bởi vì hiện nay, theo tôi được biết thì sữa bán lẻ trên thị trường không xuất hóa đơn”, bà Loan nêu quan điểm.

Ngoài giải pháp trên, theo bà Loan, cần phải kiểm soát giá mua, giá bán của các công ty nhập khẩu, phân phối sữa, công khai minh bạch cơ cấu giá thành tạo nên sản phẩm sữa hiện nay thông qua việc người ta đóng thuế như thế nào, thuế thu nhập ra sao, chênh lệch giữa giá thành sản xuất và giá bán… 

Tuy nhiên, “điều quan trọng nhất là cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Y tế phải điều tra về chất lượng và có sự công bố để nhân dân biết được chất lượng sữa nội và sữa ngoại như thế nào để từ đó NTD có sự lựa chọn, so sánh giữa hai loại sữa nội, sữa ngoại và chọn mua sản phẩm có giá cả hợp lý nhưng chất lượng vẫn đảm bảo”, bà Loan nhấn mạnh.

Ngoài ra, cần có cơ chế chính sách ưu tiên kích cầu sữa nội như các bệnh viện nên có những ưu tiên, sử dụng sữa có chất lượng trong nước, bác sỹ nên giới thiệu cho bệnh nhân các giá trị dinh dưỡng của sữa nội, khi đã có kết quả công bố điều tra về giá trị dinh dưỡng mặt hàng này.

Theo bà Loan, “người Việt mình chỉ an tâm nhất là mua hàng ngoại và nghĩ như thế là an tâm. Bởi trước nay, hàng nội chưa chứng minh được chất lượng, chưa lấy được lòng tin của nhân dân và nhân dân chưa dám tin. Cho dù hàng Việt tốt đến mấy nhưng chưa chứng minh được cho người dân tin thì họ cũng sẽ không mua”. Vì vậy, DN cũng phải tìm cách tiếp cận gần hơn với NTD, bên cạnh sự hỗ trợ kiểm nghiệm, công bố chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý Nhà nước.

Liên quan đến quản lý giá sữa, TS Nguyễn Quang A cũng cho rằng, công cụ quản lý và điều tiết thị trường của Nhà nước hoàn toàn có trong tay, không thể bảo rằng giá quá cao rồi "tôi bắt ông hạ xuống," bởi vì giá cả không phải là phạm trù đạo đức, giá cả là phạm trù thị trường. Vấn đề là Nhà nước, nếu thấy DN mua một, bán một nghìn thì chính sách thuế sau khi trừ các chi phí DN phải công khai, minh bạch khi sản xuất ra sản phẩm, còn lại lãi bao nhiêu thì phải tính thuế đủ khoản lãi đó để điều tiết.

Cũng theo ông Quang A, nếu muốn tổ chức có uy tín, tư cách pháp nhân để điều tra, kiểm định chất lượng sản phẩm, công bố công khai cho NTD được biết để tránh bị mắc lừa khi mua sữa theo quảng cáo, thì Nhà nước phải cấp đủ kinh phí từ tiền đóng thuế của dân cho các tổ chức bảo vệ NTD để nghiên cứu, thẩm định chất lượng sản phẩm, công khai chất lượng cho NTD biết.

“Việc công bố kết quả thẩm định chất lượng sản phẩm sẽ là tiếng nói phản bác lại những luận điệu quảng cáo của DN sữa có chất lượng này, chất lượng kia nhưng thực ra là đánh lừa NTD chẳng hạn thì lúc đó mới làm chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen mua sữa ngoại của NTD được”, ông Quang A khẳng định. Hạ nhiệt giá sữa: Phải "vạch trần" luận điệu quảng cáo láo của DN

Tham gia bình chọn người đẹp được yêu thích nhất Hoa hậu Việt Nam 2010
Soạn tin: HH      gửi 8530
Xem chi tiết tại



Tin liên quan





Chí Thành

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]