Kết cấu độc đáo của 6 giếng vuông 300 năm tuổi

– Làng Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) có đến 6 cái giếng cổ hình vuông được tiền nhân tạo lập, phân bố đều khắp theo hướng Đông Tây Nam Bắc. Theo tài liệu ghi chép lại, chúng có niên đại 300 năm tuổi.

15.5701

Trong đó, có 4 cái vẫn còn nguyên vẹn, chất lượng không thay đổi, là giếng Đình, giếng Thành Cung, giếng Trò và giếng Lăng.

Qua quan sát, cả 4 giếng trên đều được ghép bằng những tấm đá xanh có bề dày 0,10 mét, ngang 1 mét và cao 0,6 mét. Cứ 4 tấm đá như thế ghép thành một ô vuông mỗi cạnh 1 mét ăn trong khớp rãnh được tạo sẵn. Từ đáy giếng - từng ô vuông đặt chồng lên nhau trong khe âm dương lên tới thành giếng. Mỗi giếng có từ 12 đến 14 lớp như thế, kết cấu chắc chắn, vững chãi.

Giếng Lăng tại làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng)

Các cụ xưa kể rằng, để làm kiểu giếng đá vuông này, người xưa phải lấy đá xanh, nghe đâu là Trường Định (nằm giữa nguồn sông Cu Đê - nay là xã Hòa Bắc, cách làng Nam Ô 6 đến 7 km về phía Tây) đem về chế tác theo quy cách: Khắc chữ lưu năm đời vua vào trụ đá là năm tạo lập. Để giếng có mạch nước tốt, không bị khô cạn vào ngày đại hạn, người xưa đã mời các bậc thâm nho trong vùng, các thầy địa lý để tìm và chọn nơi tụ thủy. Sau đó đào, tạo một khoảng đất rộng xung quanh chỗ đánh dấu, đào xuống khi nào gặp mạch nước, múc một chén, nếm bằng lưỡi, ngửi bằng mũi và để qua đêm nhìn bằng mắt xem có phèn đọng hay không.

Các giếng cổ hình vuông trên là của cư dân Champa trên đất Nam Ô hay là sản phẩm của người Việt đến nay vẫn chưa ai rõ.

Phong Vân


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]