Khi tiết trời bắt đầu chuyển sang hanh khô vào mùa Thu đông, độ ẩm không khí thường thấp, nhất là trong điều kiện đường sá có nhiều bụi bậm, bên cạnh đó, thời tiết
lại thường có các đợt gió mùa đông bắc, se lạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho chứng "chảy máu cam" xuất hiện. Chảy máu cam có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, song ở trẻ em, tỷ lệ thường cao
hơn.
Chảy máu cam là chứng thường gặp, thường không có dấu hiệu gì
báo trước, cũng không kể về thời gian. Có khi trẻ em đang nô đùa cũng chảy máu cam, có khi đêm ngủ máu cam ra lúc nào cũng không hay... Nếu bị chảy với lượng ít, số lần bị ít, thì ảnh hưởng cũng
không lớn. Song nhiều trẻ do việc chăm sóc và quan tâm của gia đình không chu đáo, hiện tượng chảy máu cam sẽ xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đến việc học tập của các
cháu.
Chảy máu cam có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, song ở trẻ em, tỷ lệ thường cao hơn. Ảnh minh họa
Nguyên nhân chảy máu cam
Hơn 90% trường hợp chảy máu cam có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở
trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ, chúng cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết và chảy máu cam là không thể tránh khỏi.
Viêm mũi mãn tính: gây ra sự mở rộng của các động mạch, tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi. Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng
mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xỉ mũi hoặc hắt hơi.
- Những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi hoặc do trẻ tò mò chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ, cho vào mũi rồi quên hoặc là tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ
mạch máu.
- Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi đi qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm
cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.
- Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (Phân vùng trung tâm giữa 2 lỗ mũi) và rất dễ gây chảy máu cam
- Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây
mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Nóng trong người: trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ gây ngứa ngáy.
- Do các khối u mũi lành tính và ác tính: gây ra chảy máu cam ở trẻ em. Ngoài ra một số nguyên nhân gác như thiếu vitamin C, tình trạng viêm mạch máu.... Tất cả
những bất thường này làm tăng tính thẩm thành mạch dẫn đến chảy máu cam.
Bài thuốc dân gian trị chảy máu cam cho bé từ tỏi, gừng
- Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.
– Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.
– Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.
– Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay
trái, huyết sẽ được cầm.
- Tỏi tươi: tỏi tươi 3-5 tép, vải màn 2 miếng (10x10cm). Tỏi bỏ vỏ the giã nhỏ. Nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu thì chia tỏi làm 2 phần gói
vào vải màn, buộc vào hai gan bàn chân (chỗ lõm nhất khi để ngửa bàn chân lên).
- Chườm nước lạnh: trường hợp chảy máu cam nhẹ, cho người bệnh nằm ngửa, dùng khăn mặt nhúng nước lạnh đắp lên trán, dùng ngón tay chắn
nhẹ phía lỗ mũi bị chảy máu.
Lưu ý: Khi bị chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau.
Khánh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
loading...