Làm gì để "gọi" sữa

Giadinh.net - Sau khi bài "Lương y Nguyễn Sơn Dư: Người khơi nguồn sữa mẹ" được đăng tải, nhiều bà mẹ trẻ trực tiếp tìm đến 53 Hàng Buồm để nhờ chữa trị, đồng thời nhiều bạn đọc gọi điện đến Tòa soạn đề nghị được tư vấn thêm vấn đề mất sữa.

15.5925

Muôn nẻo mất sữa...

Mỗi năm Việt Nam mất 3.375 tỷ đồng vì các bà mẹ mất sữa

Căn cứ tài liệu thống kê nghiên cứu ở những bà mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài thì số tiền mua sữa chi trong 6 tháng mất khoảng 12 - 15 triệu đồng/đứa trẻ. Mỗi năm có khoảng 225.000 bà mẹ mất sữa, tổng số tiền chi cho trẻ phải uống sữa ngoài trong 6 tháng đầu sẽ là 3.375 tỉ đồng.

(Kết quả Nghiên cứu Chẩn trị bệnh phục hồi nguồn sữa mẹ bằng tác động cột sống - Liên hiệp các  hội KH&KT VN)
Ngày 19/10, chúng tôi gặp chị Hoàng Thị Hải Yến (ở 512, Z10, Bách Khoa, Hà Nội) tại nhà lương y Nguyễn Sơn Dư để chữa bệnh mất sữa. Chị Yến cho biết, lúc mới sinh, sữa của chị về bình thường, nhưng sau đó ít dần rồi mất hẳn. Bất đắc dĩ chị đành cho con uống sữa bột.

Cách đây 3 ngày, qua Báo GĐ&XH, chị biết được thông tin về cách chữa bệnh mất sữa của lương y Nguyễn Sơn Dư nên tìm đến. Sau 3 ngày chữa bệnh, chị Yến đã có sữa cho con bú. Hiện chị vẫn đang tiếp tục chữa trị.

Chị Yến cho biết, cách đây hai năm, khi chị sinh cháu đầu cũng bị mất sữa. Hiện tượng mất sữa của hai lần sinh giống nhau. Tháng đầu tiên sau sinh, sữa chị về rất nhiều, nhưng tháng thứ 2 ít dần và đến tháng thứ 3 thì mất hẳn. Ngày đó, khi mất sữa chị đành phải nuôi bộ. Lần này, sinh được 5 ngày thì con chị phải vào viện, nằm mất nửa tháng vì viêm phổi. Do phải cách ly mẹ, nên chị thường vắt sữa chuyển vào cho con uống.

Chị Yến bị bệnh mất ngủ, chỉ ngủ được một ít về đêm, ban ngày không ngủ được. Đêm nào chị không ngủ được thì ngày hôm sau sữa không còn một giọt. Sau ba, bốn lần lặp lại tình trạng đó, sữa của chị ít dần và mất hẳn. Chị Yến cho biết thêm, chị làm nghề tự do, thời gian làm việc và ăn uống ngủ nghỉ trước và sau sinh thường không điều độ.

Khác với chị Yến, có người mất sữa lại vì sự vô tâm của chồng. Vào khoảng cuối tháng 9 vừa qua, một bà mẹ trẻ đến chữa mất sữa do sinh thiếu tháng. Lúc thai được 7 tháng, chồng chị đưa bạn về tổ chức liên hoan ăn uống. Chị phải đi chợ từ 5 giờ sáng để làm cơm trưa. Tan tiệc, một số bạn bè của chồng nhậu say ngủ lại, nên chị phải chuẩn bị bữa tối.

Sau bữa cơm tối, chị phải dọn dẹp nhà cửa đến tận 10 giờ đêm mới được đi ngủ. Ngay trong đêm đó, chị bị đau bụng quằn quại. Đến bệnh viện sinh con lúc thai mới 7 tháng. Đã vậy, chị lại bị mất sữa 4 tháng trời. Sau khi được chữa bệnh, một tháng nay, con chị mới biết đến nguồn sữa mẹ.

Nhìn vào nhật ký chữa bệnh của lương y Nguyễn Sơn Dư, thấy số bệnh nhân đến chữa bệnh ngày càng tăng. Trong đó, phụ nữ thành phố mất sữa nhiều hơn phụ nữ nông thôn.

Theo kết quả nghiên cứu chẩn trị bệnh phục hồi nguồn sữa mẹ bằng tác động cột sống - Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, có hơn 40 bà mẹ mất sữa sau khi được chữa bệnh đã thừa sữa cho con bú như chị Vũ Ngọc Anh (B1, khu TT Văn Chương, Hà Nội. Chị Phạm Thanh Huyền (Kim Mã Thượng, Hà Nội); chị Đặng Hoài Phương (TT Nam Đồng, Hà Nội); chị Lê Ngọc Trâm (Trần Hưng Đạo, Hà Nội)... Những vi chất như protein, đường, lipit, sắt, đồng, kẽm, mangan... trong sữa mẹ đều tăng lên đáng kể.

Cần có chế độ sinh hoạt hợp lý

Lương y Nguyễn Sơn Dư cho biết, đến nay chưa có điều tra nghiên cứu nào về nguyên nhân mất sữa ở các bà mẹ. Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh của ông thì thấy rằng, có nhiều nguyên nhân chủ quan khiến các bà mẹ bị mất sữa.

Những món ăn có lợi và không có lợi cho nguồn sữa mẹ

Món ăn có lợi: Món móng giò heo hầm với gạo nếp, hạt sen, đu đủ xanh, rau ngải cứu. Món ăn này vừa tạo nhiều sữa vừa đảm bảo chất lượng sữa nhiều dinh dưỡng. Thịt nạc lợn băm rang nhạt với vài lát gừng. Ngoài ra ăn thêm rau ngót, rau mồng tơi, cải cúc.

Món ăn không có lợi: Những món ăn làm co cơ như thịt bò, tôm, nghệ...

Không nên ăn quá nhiều rau, vì trong rau 95% là nước. Ăn nhiều rau sẽ làm cho sữa loãng, ít dinh dưỡng.

(Lương y Nguyễn Sơn Dư)
Chế độ ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại, cơ thể biến đổi làm to tuyến sữa. Đáng lưu ý nhất là do chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi của bà mẹ không phù hợp ngay cả trước và sau khi sinh. Nhiều người trong thời gian mang bầu, thay vì chỉ làm việc 8 tiếng thì họ làm việc cả buổi trưa. Do làm việc quá giờ giấc, quá sức mình khiến cho cơ thể suy yếu dẫn đến khả năng hoạt động của tuyến sữa bị yếu đi.

Đặc biệt, nguyên nhân mất ngủ, stress, lo lắng, căng thẳng, buồn phiền, lo lâu cũng khiến nhiều người mất sữa, ít sữa. Ngoài ra, trường  hợp các bà mẹ sinh thiếu tháng, một số món ăn làm co cơ, môi trường không khí độc hại... cũng là những tác nhân làm ít sữa, mất sữa ở các bà mẹ.

Theo Lương y Nguyễn Sơn Dư, để đề phòng mất sữa, các bà mẹ phải khắc phục những nguyên nhân trên. Đặc biệt, thời gian mang bầu và thời gian sau sinh, các bà mẹ phải có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ phù hợp.

Gia đình, đặc biệt là người chồng phải biết quan tâm chăm sóc đến vợ, dành sự yêu thương và tạo một môi trường thoải mái, vui vẻ, dễ chịu để tránh những áp lực về tinh thần cho vợ. Bởi ngoài việc ăn, ngủ thì tinh thần thoải mái sẽ tạo cho tuyến sữa hoạt động tốt, nguồn sữa dồi dào, chất lượng sữa đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Địa chỉ của Lương y Nguyễn Sơn Dư: 53 Hàng Buồm, Hà Nội; ĐT: 04.38281574.

Quỳnh Thy

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]