Nguy cơ điếc do dùng máy nghe nhạc cầm tay

15.278
Các con số thống kê cho thấy có tới 10 triệu thanh niên ở châu Âu có nguy cơ bị điếc vĩnh viễn do nghe nhạc qua thiết bị cầm tay trong thời gian dài với cường độ âm thanh cao.

Năm 2006, John Kiel Patterson, một chủ công ty thuộc tiểu bang Lousiana, Mỹ đã đâm đơn kiện trước tòa án San Jose ở California để chống lại Apple, công ty khổng lồ chuyên chế tạo các thiết bị nghe nhạc cầm tay iPod.

Patterson cùng nhiều người khác cho rằng máy nghe nhạc iPod có thể đã tăng cường độ âm thanh lên đến 115 decibel (dB) và thậm chí tới 125 dB đối với một số loại nhạc.

Những mức âm thanh rất cao này có nguy cơ dẫn tới những rối loạn thính giác thường trực, thậm chí vĩnh viễn mất thính giác ở những người sử dụng thiết bị trong thời gian dài.

Kể từ năm 2001 tới nay, hãng Apple đã bán được tới hơn 160 triệu thiết bị nghe nhạc cầm tay này  trên thế giới.

Những thiết bị này có  kích thước chỉ bằng một chiếc thẻ tín dụng dày, rất tiện dụng mang theo bên người và người ta có thể cài thêm vào máy những thẻ nhạc có thiết bị đầu cuối. Máy nghe nhạc cầm tay sử dụng một phần mềm để đọc các thẻ và phát nhạc.

Hiện nay, có khoảng  từ 5 đến 10% trong số 50 đến 100 triệu công dân của 27 nước thành viên của Liên  minh châu Âu (EU) có nguy cơ bị điếc vì nghe nhạc quá to từ những thiết bị nghe nhạc cầm tay này.

Lo ngại về những mối đe dọa mới đến sức khỏe thính giác của các thanh thiếu niên và của cả những người lớn tuổi, gây ra bởi việc nghe rất phổ biến những máy nhạc cầm tay nhỏ xíu này, bà Meglena Kuneva, ủy viên châu Âu phụ trách những vấn đề tiêu dùng đã yêu cầu tiến hành nghiên cứu khoa học về vấn đề này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 5 giờ nghe mỗi tuần với mức âm thanh cực đại sẽ làm người nghe phải chịu một tiếng ồn rất cao, hơn cả tiếng ồn được cho phép trong các nhà máy ồn ào nhất (80 dB trong 8 giờ mỗi ngày hay 48 giờ mỗi tuần).

Thực tế, đa số những người sử dụng tỏ ra hài lòng với mức độ âm thanh trung bình từ 75 đến 85 dB, nhưng 10% trong số những người nghe nhạc này, hoặc một thiểu số lớn, thường hay để mức âm thanh tối đa.

Mặc dù điều lệ của Pháp đã buộc hãng Apple và các hãng cạnh tranh không được để âm lượng vượt quá mức 100 dB, nhưng theo báo cáo, mức độ âm thanh này vẫn cao hơn rất nhiều mức âm thanh gây ra bởi một chiếc máy bay phản lực khi cất cánh ở gần đó. Chính sự tích lũy liều lượng hàng ngày trong khoảng 5 năm đã tạo ra mối nguy hiểm cho thính giác./.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]