Nhiễm giun có thể gây ra nhiều bệnh hiểm

Nhiễm giun kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Do đó, đừng bỏ qua khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

0
Nhiễm giun khá phổ biến

Nhiễm giun kéo dài có thể gây sức khỏe, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… cho thai phụ, điều này cũng dễ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…


Hình minh họa


Trong khi đó, ở nước ta, bệnh giun sán rất phổ biến vì là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho sự phát triển này. Hơn nữa, một bộ phận người dân còn thiếu ý thức trong vấn đề vệ sinh công cộng và môi trường. Tỷ lệ nhiễm giun (đặc biệt giun đũa) khá cao, miền Bắc có nơi tỷ lệ nhiễm đến 86-98%, trung bình 70-85%; còn ở miền Nam ít hơn khoảng 18-35%.

Những loại giun, sán thường gặp nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc. Ngoài ra, ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cũng thường bị nhiễm giun kim. Một số nghiên cứu mới còn cho thấy tỉ lệ nhiễm giun lươn và giun đũa chó cũng khá cao. Đây là những loại giun khó trị, không thể tẩy xổ một liều duy nhất.

Tẩy giun 6 tháng/lần có nguy hại?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn là điều rất cần thiết. Phụ nữ có thai (thai sản) và trẻ dưới 2 tuổi không được xổ giun.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai đã khẳng định, quan điểm uống thuốc giun 6 tháng một lần bị bào mòn ruột là không đúng. Những đối tượng có nguy cơ nhiễm giun cao cần tham vấn bác sĩ và được chỉ định tẩy giun thì cần tuân thủ. Vì nhiễm giun gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

Trong trường hợp đã uống thuốc mà các triệu chứng nghi nhiễm giun vẫn không giảm thì nên đi khám, xét nghiệm phân hoặc máu để xác định.

Để ngăn chặn việc tái nhiễm giun, nhà vệ sinh nên cọ rửa hàng ngày, quần áo, khăn, màn phải được thay và giặt thường xuyên. Ngoài ra, để phòng giun sán ở cả trẻ em và người lớn, cần thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh bàn tay sạch sẽ, không ăn rau sống, đồ tái…


Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là biện pháp phòng ngừa giun sán rất hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường có các thuốc thông dụng được dùng cho tẩy giun là:

- Mebendazole 500mg liều duy nhất cho người lớn và trẻ em. Fugacar là tên biệt dược của chất mebendazole.

- Albendazole 200mg cho trẻ dưới 2 tuổi, 400mg cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

- Pyrentel Palmoate 125 mg liều 1 viên cho mỗi 10kg cân nặng.

AloBacsi.vn
Theo Thu Thủy - Web Phụ nữ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]