Những điều bà bầu cần biết về trầm cảm sau sinh

Nhiều sản phụ mắc chứng trầm cảm sau sinh nở từ lúc nào mà chính mình không hay biết.

15.5944

Nguyên nhân của chứng trầm cảm

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được chính xác nguyên nhân khiến chị em phụ nữ rơi vào tình trạng trên nhưng phần nhiều những thay đổi khi có con và việc bận rộn quá nhiều đến mức không có thời gian thư giãn, giải tỏa tâm trạng bản thân. Áp lực công việc, áp lực từ việc chăm sóc con cái và buồn nản về thân hình của mình sau sinh là một trong nhiều nguyên nhân khiến chị em bị căng thẳng.

Một nguyên nhân nữa là các hormone mang thai tác động lên thai phụ trong thời điểm bầu bí và bùng phát sau khi sinh con. Trước và sau khi sinh, lượng hormone này liên tục thay đổi gây tác động lên bà mẹ cũng thay đổi chóng mặt.


Hầu hết phụ nữ đều mắc chứng trầm cảm sau sinh chỉ khác nhau về mức độ. 

Hầu hết phụ nữ đều mắc triệu chứng này, từ nặng đến nhẹ, thông thường nhiều người sẽ tự động hết sau vài ngày cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, đến mức ảnh hưởng tới hệ thần kinh và dẫn đến chứng trầm cảm nặng nề.

Dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh

Viện Bác sĩ Gia đình Mỹ đã liệt kê những dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm sau sinh như sau:

- Cảm giác buồn và khóc dai dẳng

- Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả

- Tăng hoặc giảm cân đáng kể

- Lo lắng, cáu kỉnh và bồn chồn

- Không thể tìm thấy niềm vui hoặc sự thích thú trong cuộc sống

- Cảm thấy kiệt sức hoặc không có động lực để làm việc

- Mất ngủ

- Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình

- Cảm thấy tuyệt vọng, tội lỗi hoặc vô giá trị

- Có rất ít sự quan tâm tới em bé mới sinh.

- Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Phòng và điều trị chứng trầm cảm sau sinh

Tất cả những người mới làm mẹ nên điều chỉnh để kiểm soát cuộc sống hàng ngày để có những biện pháo phòng và điều trị chứng trầm cảm sau sinh.

  • 1

    Hãy chia sẻ

    Bên cạnh việc nói với bác sĩ bất kì triệu chứng buồn bực nào bạn đang phải trải qua thì cách tốt nhất để tránh được trầm cảm là có những mong muốn mang tính thực tế. Tất cả những người mới làm mẹ nên điều chỉnh để kiểm soát cuộc sống hàng ngày. Có một số phụ nữ cảm thấy quá sức và dẫn tới sợ sệt rồi thất vọng. Những việc này là không thể tránh khỏi nhưng cách bạn chuẩn bị đối mặt với nó có thể bảo vệ được mình khi con ra đời.


    Người mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh nên học cách
    thoát khỏi stress. 

  • 2

    Học cách thoát khỏi stress

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bé mới sinh gắn kết với những bà mẹ bình tĩnh tốt hơn. Phụ nữ mới sinh dành 15 phút mỗi ngày để tập hít thở sâu, ngâm mình trong bồn sẽ đối mặt với stress tốt hơn những phụ nữ khác.

  • 3

    Ngủ khi con ngủ

    Rất nhiều người không chịu nghe theo lời khuyên này. Tuy nhiên, phụ nữ có thể ngủ bù cho khoảng thời gian mất ngủ ít cảm thấy bị trầm cảm.

  • 4

    Dành thời gian tập thể dục

    Những phụ nữ tập thể dục trước và sau khi sinh sẽ có tình cảm ổn định và hay nói hơn những người khác. Có thể đi bộ nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành, tận hưởng thiên nhiên có thể giúp bạn thư thái hơn. Không nên ép mình phải tập những bài tập quá nặng nề, chỉ cần giúp khí huyết lưu thông chứ không cần đặt nặng vấn đề đốt cháy năng lượng và làm săn chắc cơ thể.

  • 5

    Nhờ người khác giúp đỡ

    Hãy nhờ những người thân trong gia đình hay bạn bè làm những việc mà bạn không thể làm được. Nếu cảm thấy quá sức thì bạn không nên ôm đồm nhiều việc quá, rất dễ sinh ra chán nản, bế tắc và tác động xấu đến tình trạng của bạn.

  • 6

    Nhắc nhở bản thân hướng về điều tốt đẹp

    Do sự thay đổi này mà bạn cảm thấy rất khó để có thể tự tin được. Nhưng hãy tập trung vào ánh sáng ở cuối đường hầm. Chẳng mấy chốc mà con sẽ làm quen được với cuộc sống mới. Những năm tốt đẹp nhất vẫn còn đang chờ bạn ở phía trước.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]