Sống khỏe mạnh

Dùng điện thoại sai cách trong ngày nắng nóng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí gây bỏng, nổ.

15.5996

Vừa qua, truyền thông Thái Lan đưa tin một nam thanh niên nước này bị bỏng nặng một bên chân do chiếc iPhone 5 trong túi quần bất ngờ phát nổ. Được biết, nạn nhân đã sử dụng điện thoại trong nhiều giờ, sau đó nhét vào túi quần jeans chật ních. Cộng thêm thời tiết nắng nóng, nhiệt độ của thiết bị đã tăng lên đáng kể khiến pin phồng lên rồi phát nổ. Sự cố khiến vùng chân để điện thoại bỏng khá nặng, cháy đen một diện tích lớn. Giữa trời nắng nóng, việc sử dụng điện thoại cần được chú trọng hơn để giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc.

Một số yếu tố khiến điện thoại phát nổ

Trước hết là pin kém chất lượng. Những cục pin không chính hãng thường không làm theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, do vậy, chúng thường dễ bị hỏng, dễ sinh nhiệt lớn khi sử dụng, sạc… so với pin chính hãng. Khi nguồn nhiệt quá lớn, pin kém chất lượng bị phồng, phát nổ, gây hại cho thiết bị và người dùng.

Chiếc điện thoại của nam sinh người Thái Lan phát nổ trong túi quần (Ảnh minh họa: Internet)

Tháng 8/2014, pin điện thoại bất ngờ phát nổ khiến chị Diệp Tú Anh (39 tuổi, ngụ đường Tân Chánh Hiệp 07, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM) bỏng nặng một bên chân. Được biết, cả điện thoại và pin đều có xuất xứ từ Trung Quốc, chị nhờ bạn bè mua hộ và không hề có giấy tờ bảo hành.

Vừa dùng vừa sạc cũng là nguyên nhân khiến điện thoại dễ phát nổ. Trong lúc sạc pin, điện thoại nóng nhanh hơn bình thường. Việc sử dụng quá mức khiến nhiệt của thiết bị tăng cao, nhất là trong thời tiết nóng, thiết bị dễ bị hỏng, nổ.

Để điện thoại ở nơi có nhiệt độ lớn. Cốp xe, gối, túi quần chật,… là những nơi có nhiệt độ lớn trong ngày nắng nóng, trong đó, cốp xe có nhiệt độ lên đến hơn 60oC. Nếu bạn để điện thoại ở những nơi như vậy, thiết bị dễ hấp thụ nguồn nhiệt lớn, có thể gây nổ khi vượt qua ngưỡng nhiệt cho phép. Đặc biệt, khi bạn để điện thoại trong cốp của phương tiện di chuyển, việc rung, lắc mạnh sẽ tác động xấu đến pin và linh kiện, khiến điện thoại nhanh hỏng.

Máy có biểu hiện nóng bất thường, pin sụt nhanh. Đây có thể là cảnh báo cho việc điện thoại phát nổ mà bạn không để ý. Thay vì mua một cục pin mới, bạn chọn cách sạc liên tục cho thiết bị. Việc này khiến pin quá tải và phát nổ.

Một số nguy hại khi sử dụng điện thoại ngày nóng

Việc điện thoại phát nổ có thể khiến bạn bị bỏng nặng, nhập viện điều trị trong thời gian dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Ngoài ra, nó cũng khiến bạn phải bỏ thêm một số tiền kha khá để sắm một chiếc điện thoại mới.

Điện thoại phát nổ gây nhiều nguy hại cho người dùng (Ảnh minh họa: Internet)

Trường hợp điện thoại phát nổ trong cốp xe máy, bạn có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời. Vụ nổ trong không gian kín, gần bình xăng có thể khiến xăng bắt lửa và bùng cháy, thậm chí đe doạ đến tính mạng người di chuyển.

Nếu bạn nghe điện thoại trong nhiều giờ giữa trời nắng nóng cũng khiến vùng má, tai,.. dễ bị bỏng. Do lúc này, điện thoại giống như một hòn than, các phần da mỏng dễ bị thương tích. Nhiệt độ cao cũng khiến thiết bị nhanh hỏng hơn bình thường.

Cách sử dụng điện thoại an toàn

Trong ngày nắng nóng, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại liên tục trong nhiều giờ hoặc vừa dùng vừa sạc. Khi phát hiện điện thoại quá nóng, bạn nên tắt máy, tháo pin và để chúng ở nơi thoáng mát, giúp thiết bị được đảm bảo.

Không để điện thoại nóng vào trong túi quần chật, cốp xe,… việc di chuyển nhiều giờ dưới trời nắng nóng càng khiến thiết bị nóng hơn, tăng nguy cơ phát nổ. Bạn nên để điện thoại vào túi xách, tắt các ứng dụng, mạng,… không cần thiết.

Pin quá cũ, có dấu hiệu phồng cần được thay thế. Nếu muốn mua pin mới, bạn nên tìm đến những cửa hàng bán đồ chính hãng để có được các sản phẩm chất lượng nhất, giảm những tai nạn không đáng có.

>> Xem thêm:

Thanh Nguyên

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]