Thực phẩm mất vệ sinh vẫn bày bán tràn lan

Thực phẩm tươi sống bán ở lề đường, vỉa hè hoặc để trên vật dụng tạm bợ, mất vệ sinh, thực phẩm ôi thiu... là vấn đề báo động từ nhiều năm nay. Thế nhưng, ghi nhận thực tế kinh doanh tại các chợ TPHCM hiện nay cho thấy tình hình vẫn chưa được cải thiện.

15.6009
Ông Nguyễn Xuân Trang, Trưởng Ban Quản lý chợ Phạm Văn Hai, người có gần 20 năm gắn bó với ngành hàng thịt heo, cho biết: Thịt giết mổ từ khuya, để đến chiều mà nhìn vẫn tươi ngon thì chắc chắn là người bán đã “tân trang” miếng thịt. “Chiêu” thông dụng nhất mà giới buôn bán thịt hay sử dụng là đổ muối diêm vào ướp cho miếng thịt không bị ngả màu, khi cắt ra trông đỏ, mướt như thịt mới nhưng khi ăn sẽ có vị chát rất khó chịu. Chưa kể những lúc thịt rớt giá đột ngột, một số người đầu cơ mua với số lượng lớn và mang về “bảo quản” để hôm sau bán tiếp”. Những địa chỉ... đáng sợ Chợ Nhị Thiên Đường (Q.8) nổi tiếng là nơi buôn bán hàng tồn của tiểu thương các chợ. Nghe tôi hỏi nơi nào bán thịt heo ngon, một chị bán hàng tập hóa trong nhà lồng chợ nói nhỏ: Buổi sáng em chịu khó đi chợ may ra mới có, chứ giờ này (khoảng 14 giờ – PV) làm gì có thịt ngon! Buổi trưa vắng khách, mấy bà bán thịt tranh thủ nhúng hàn the rồi lấy giấy gói lại nên nhìn miếng thịt đỏ au nhưng... bốc mùi!... Đó là trong nhà lồng chợ, còn khu vực tự phát bên ngoài thì khỏi phải nói. Thịt heo, cá, tôm, thịt vịt, gà, thịt heo quay, rau cải... bày bán la liệt chung với nước thải. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc dưới nắng chiều tạo thành thứ mùi tổng hợp, đậm đặc khó ngửi. Thịt, trứng, lòng gà, vịt... cũng được bày bán khá hỗn tạp mà không có dấu hiệu nào cho thấy đã qua kiểm dịch. Ông Phan Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý chợ Nhị Thiên Đường, than thở: Khu vực ngoài nhà lồng chợ rất khó kiểm soát. Buổi sáng còn đỡ, buổi chiều tiểu thương các chợ khác mang hàng ế về đây bán rất nhiều. Không riêng chợ Nhị Thiên Đường mà ở các chợ Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh), Gò Vấp (Q. Gò Vấp), Vườn Chuối (Q.3)... và các chợ nhỏ, chợ tự phát, tình trạng cũng tương tự. Chợ Thị Nghè vừa bị dẹp khu chợ tự phát phía ngoài nhưng vào buổi chiều, nhiều người buôn bán lẻ vẫn lén lút mang hàng kém chất lượng vào bán. “Sơ chế”... trước khi ra chợ

50% người bán thịt ở chợ tự phát sử dụng hàn the

Chi cục Thú y TPHCM cho biết qua kiểm tra dư lượng hàn the có trong thịt heo, thịt bò, thịt xay bày bán tại các chợ tự phát trong năm 2004 cho thấy có gần 50% người bán (đa số thuộc khu vực bên ngoài chợ chính thức và các chợ tự phát) vi phạm. Đầu năm 2005, các trạm thú y quận, huyện TPHCM tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng hàn the trên thịt gia súc bày bán tại các chợ đều phát hiện nhiều trường hợp thịt tẩm ướp hàn the. Chẳng hạn, trạm thú y quận Tân Bình phát hiện 10 mẫu dương tính có tẩm hàn the trên thịt heo, bò, thịt xay tại các chợ Phạm Văn Hai, Tân Hưng và Tân Bình. Trạm thú y quận 6 phát hiện 4 trường hợp kinh doanh thịt heo, bò, thịt xay tại khu vực xung quanh chợ Bình Tây, Phú Lâm, Bình Tiên ướp hàn the...

L.Giang

Gần đây, nhiều người nội trợ phàn nàn không hiểu vì sao khi mua thực phẩm tươi sống tại chợ thì tươi ngon nhưng khi về đến nhà lại bị... biến chất: thịt heo rửa xong nghe có mùi lạ; cá biển bị mềm bủng không sử dụng được; mực, ếch rửa xong thịt trắng bệch... Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết sở dĩ có hiện tượng trên là do người bán lẻ đã “phù phép” trước khi mang ra chợ bán. Bác Bảy Định, bán cá ở chợ Xóm Củi, quận 8 vừa mới “giải nghệ”, kể: Dạo trước, mấy bà bán ếch thường có một bịch huyết heo để trộn cho tươi. Ếch lột da sẵn mang từ miệt Đồng Tháp lên, ướp đá trắng bệch... chỉ cần trộn chút huyết là nhìn tươi roi rói. Cá biển trước khi về đến TPHCM có tẩm ướp hay không thì không rõ, nhưng mấy bà bán lẻ mua từ chợ đầu mối ra là bắt đầu tụm lại “sơ chế” rồi mới mang về bán lẻ. Nhiều bà còn ướp phân urê, trộn muối diêm, trộn màu vô tôm, cá cho dễ bán. Chúng tôi đã từng chứng kiến một chị bán cá ở chợ Rạch Ông (Q.8) dùng phẩm màu bôi lên mang cá. Chỉ cần một chút màu đỏ, hai bên mang cá lập tức từ tím tái chuyển sang đỏ hồng. Khách hàng đi chợ có thói quen xem mang cá dễ nhầm lẫn đó là cá tươi. Tại khu vực xung quanh chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, tầm từ 12 giờ trưa đến chiều thường xuất hiện nhiều người chuyên bán thịt xay bằng xe đẩy với giá bán chỉ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg. Đầu tháng 2 vừa qua, trạm thú y quận Tân Bình bắt một xe đẩy bán thịt xay phía sau chợ Phạm Văn Hai với số lượng 7 kg, khi kiểm tra nhanh cho thấy lượng hàn the trong thịt có liều lượng rất cao. Trước đó trạm thú y quận Tân Bình cũng kiểm tra, xử lý một trường hợp chế biến gần 300 kg thịt xay có tẩm hàn the. Tại hiện trường còn có nhiều thùng, thau đựng hóa chất, trong đó có cả hàn the chưa sử dụng. Ngày 21-1, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Hóc Môn kiểm tra, phát hiện cơ sở heo quay tại số 74/16 ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn do ông Trần Văn Nghĩa làm chủ đang chế biến heo quay có sử dụng phẩm màu trôi nổi. Ngoài ra, cơ sở này còn sử dụng cả heo bệnh, heo chết để quay. Thịt nướng từ heo chết, heo bệnh Trước đây, nơi tiêu thụ nguồn thịt heo chết từ các trại nuôi heo ở Đồng Nai đưa về chủ yếu là tiêu thụ tại khu vực xung quanh chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Sau khi các cơ quan chức năng phát hiện và kiểm soát gắt gao, loại hàng này bắt đầu bung ra các chợ lẻ trong khu vực và các chợ tự phát lề đường gần các khu vực có nhiều công nhân ở quận Thủ Đức, 12, Tân Bình, Bình Tân. Gần đây, dọc theo tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ, Bạch Đằng, Lê Quang Định... thuộc quận Bình Thạnh mọc lên nhiều điểm bán thịt heo nướng từ thịt heo bệnh, heo chết được mối giao tận nơi. Sau khi tẩm ướp ngũ vị hương, loại thịt này được nướng than thơm lừng và bán với giá 5.000 đồng/miếng. Trạm thú y quận Bình Thạnh cho biết, nhiều trường hợp khi bị phát hiện bắt giữ thì thịt heo nguyên liệu đã bị rỉ nhớt biến chất, thậm chí lượng hàn the tẩm trên thịt quá nhiều đến nỗi dính cả tay.

Mùi lạ ở chợ đầu mối Một số tiểu thương chuyên đi lấy hàng tại các chợ đầu mối Tam Bình (Thủ Đức), Tân Xuân (Hóc Môn) phản ánh gần đây trong nhà lồng chợ thường có mùi hôi rất khó chịu. Đến chợ đầu mối Thủ Đức và Hóc Môn khoảng 23 giờ, chúng tôi nhận thấy phản ánh của tiểu thương là có thật. Do diện tích ô vựa nhỏ và lượng hàng hóa về nhiều nên mỗi khu vực có một “mùi” riêng và lẫn trong đó là mùi thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, mùi khí đá... còn vương vãi lại trên rau củ quả, trái cây. Ban quản lý hai chợ khẳng định không có chuyện thương lái phun thuốc bảo quản ngay tại chợ đầu mối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng người trồng có phun thuốc để giữ tươi lâu, tránh mất nước sản phẩm khi bán. Một thành viên Ban Quản lý chợ Tân Xuân còn cho biết đã bắt gặp và xử lý vài người buôn bán lẻ sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để phun lên rau quả. Sau khi mua rau củ quả (cụ thể là cà chua), chất ngay ngắn lên xe ba gác, người mua dùng chai nhựa nhỏ chứa một loại nước màu trắng đục xịt lên trên bề mặt trái cà. Hỏi ra mới biết đó là chất bảo quản có tác dụng giữ mướt rau củ quả, làm rau củ quả tươi lâu được bày bán rất nhiều ở chợ Kim Biên. Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng, cho biết: Chất bảo quản thường có 2 loại: Loại chống nấm mốc (hiện Bộ Y tế có danh mục cho phép sử dụng, nếu sử dụng với nồng độ cho phép thì không gây độc hại) và loại làm giảm quá trình ôxy hóa trên rau quả, trái cây. Nếu người tiêu dùng ăn nhầm sản phẩm có chứa quá nhiều chất bảo quản sẽ có nguy cơ giảm khả năng hấp thụ, rối loạn tiêu hóa...

Th. Nhân

Nguyễn Hải – Thanh Nhân
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]