Bắt chước trí tuệ cảm xúc của cha mẹ

Trẻ quan sát rất kĩ từ việc cha mẹ phản ứng với cơn giận như thế nào đến việc cha mẹ kiên cường trong tính cách thế nào . Trẻ cũng để ý đến cách cha mẹ tự nhận biết cảm xúc của mình và cảm xúc của những người xung quanh.

Sẵn sàng nói không với trẻ

Trẻ có thể đòi hỏi rất nhiều thứ. Khi cha mẹ từ chối đòi hỏi của trẻ cũng là lúc trẻ có cơ hội để đối mặt với sự thất vọng và học kiểm soát cảm xúc của mình.

Sẽ có lúc cha mẹ cần phải để trẻ cảm thấy bực tức và tự vượt qua điều đó. Những đứa trẻ luôn có được cái chúng muốn thì thường không thật sự cảm nhận được thế nào là hạnh phúc.

Cha mẹ cần nhận thức được “những điểm nóng” của mình

Cha mẹ cần hiểu rõ mình đang gặp phải vấn đề gì – điều gì thật sự làm bạn cảm thấy khó khăn? Mọi việc đang ngoài tầm kiểm soát của bạn? Trẻ không kính trọng cha mẹ?

Chắc hẳn nguyên nhân của những vấn đề này là nỗi lo sợ một điều gì đó. Cha mẹ nên hiểu rõ nỗi lo sợ của mình là gì để không cảm thấy khó khăn khi ở cùng trẻ. Hiểu rõ vấn đề của bạn không làm chúng biến mất nhưng cha mẹ dễ dàng để sắp xếp và đối phó với chúng.

Tập luyện khả năng không phán xét

Thay vì hỏi thẳng bé về những cảm xúc bé đang biểu hiện, cha mẹ nên khéo léo nói với bé một cách ân cần hơn. Ví dụ, khi trẻ khóc và kêu la, thay vì yêu cầu trẻ dừng kêu khóc, bạn hãy nhẹ nhàng hỏi han trẻ như “Sao con lại buồn?”. Cố gắng ngăn cấm cảm xúc của trẻ chỉ làm những cảm xúc này càng được dấu kín và mạnh hơn.

Bắt đầu giáo dục trẻ

Trước khi trẻ đến tuổi đi học, cha mẹ nên dạy trẻ sống có trách nhiệm hơn. Thay vì ra lệnh cho trẻ: “lấy nón và găng tay ra đây” bạn nên hỏi trẻ “Trước khi đến trường, ta phải làm gì nào?” Nếu cha mẹ cứ liên tục bảo trẻ làm gì sẽ không thể giúp trẻ phát triển sự tự tin và tinh thần trách nhiệm được.

Sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề

Cha mẹ hãy sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình. Hầu hết các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cha mẹ quá quan trọng hoá vấn đề. Nếu trẻ làm sai, cha mẹ cần phải bình tĩnh và có những cách giải quyết hợp lí chứ đừng quá nóng vội.

Tập cho trẻ làm việc nhà từ khi còn nhỏ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ em đã giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà từ nhỏ thường hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc sống. Vì khi làm việc nhà, trẻ đã được dạy để cảm nhận được mình là một phần quan trọng trong gia đình. Trẻ muốn cảm giác mình thuộc về gia đình và cảm nhận được giá trị của mình.

Hạn chế việc trẻ quá mê mẩn các chương trình truyền hình không tốt

Trẻ nhỏ cần chơi đùa, thay vì dành thời gian ngồi trước màn hình. Để phát triển khả năng sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề, cha mẹ nên cho trẻ thời gian chơi đùa tự do.

Nhiều phương tiện truyền thông có thể dạy trẻ sự hưởng thụ quá mức hay những hành vi bạo lực. Những gì trẻ học được từ bạn và các hoạt động vui chơi sẽ ươm mầm cho sự phát triển trí tuệ cảm xúc tương lai của trẻ.

Tâm sự với nhau như một gia đình

Hãy thể hiện thiện chí của bạn khi nói về cảm xúc. Cha mẹ không nên quát mắng trẻ,  đặt biệt tránh đánh trẻ và luôn tôn trọng trẻ… Khi các thành viên trong gia đình chia sẻ về những mục tiêu của mình, họ thường có thể nhận thức rõ ràng về những mục đích đó và đạt được thành công. Cha mẹ nên đóng vai trò là người dẫn dắt cuộc trò chuyện.

Xem trẻ là một điều tuyệt diệu

Không có gì giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc tốt hơn khi trẻ được cha mẹ tôn trọng và cảm thấy mình thật tuyệt vời và đầy tiềm năng.  Luật hấp dẫn cho rằng:  “Những gì bạn nghĩ sẽ được mở rộng và phát triển”.

Nếu bạn nhìn và nghĩ về trẻ thật tuyệt vời, bạn sẽ có được thật nhiều điều tuyệt vời. Nếu bạn coi trẻ là sự rắc rối bạn sẽ gặp phải nhiều điều rắc rối. Có chỉ số thông minh cao là điều rất tuyệt nhưng có chỉ số cảm xúc cao thậm chí còn tuyệt vời hơn nhiều.

Dạ Thảo (theo brainy-child.com). Ảnh: internet