10 lý do khiến bạn căng thẳng trong cuộc sống

BizLIVE - Theo một bài báo mới đăng trên tờ Wall Street Journal, căng thẳng là nguyên nhân số một làm giảm năng suất lao động, trên cả béo phì và lười vận động. Tweet

15.606

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất công làm việc. Ảnh minh họa.

Hơn thế nữa, nó còn khiến cho mối quan hệ giữa những người hay bị căng thẳng trở nên tệ hơn.

Một  báo cáo công việc của Catalyst chỉ ra rằng: hầu hết các nhân viên cảm thấy  căng thẳng vì bốn nguyên nhân chính sau: Khối lượng công việc, những quan hệ cá nhân, điều kiện làm việc, hứng thú làm việc và vấn đề cá nhân. 

Đây có thể là khoảng thời gian giúp bạn kiểm tra sức chịu đựng và khả năng lấy lại cân bằng trong công việc của mình.

Dưới đây là top 10 nguyên nhân quan trọng nhất :

1. Mệt mỏi:

Mệt mỏi là trạng thái mãn tính do cơ thể cố gắng quá mức để thích nghi với những vấn đề trong cuộc sống và kết quả là làm mất năng lượng, giảm sự nhiệt tình và tự tin. 

Nếu nguyên nhân của sự mệt mỏi không được giải quyết ngay, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn sẽ ngày càng xấu đi.

2. Không dám hành động:

Mọi người thường gặp khó khăn vì sợ hãi, cảm giác tội lỗi, hoặc đơn giản là không biết cách nào để tiếp tục. 

Vì vậy, để đạt được mục tiêu lớn, bạn cần bắt đầu từ những bước nhỏ. Nếu bạn đang ấp ủ một mục tiêu lớn, đừng vội thực hiện nó cho đến khi bạn có đủ tự tin nói rằng “Tất nhiên, thật là dễ dàng để thực hiện mục tiêu mà tôi đã đặt ra!”

3. Suy nghĩ tiêu cực:

Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, bạn phải cố để tránh những suy nghĩ tiêu cực nếu không bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái bi quan. Hãy chiến đấu lại bằng sự hài hước. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự hài hước làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau và giảm sự căng thẳng. 

Hài hước giúp xây dựng những cảm xúc tích cực  đồng thời, giúp giảm cảm giác tức giận, trầm cảm, lo âu (McGhee, 2010). 

Nghiên cứu bổ sung trong lĩnh vực này cho thấy cảm xúc tích cực có thể có khả năng phục hồi và tăng sự hài lòng với cuộc sống (Cohn et. Al, 2009).

Suy nghĩ tích cực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Ảnh minh họa.

4. Không biết cách tổ chức:

Không biết cách tổ chức là một rào cản đối với năng suất. Nếu bạn liên tục nói: “Tôi không có thời gian để làm một cái gì đấy”, bạn có thể làm được nhiều hơn bằng cách tạo cho mình một lịch trình cụ thể và dần hệ thống nó thành thói quen. 

Cuốn sách kinh doanh E-Myth của Michael Gerber, đã chỉ ra tầm quan trọng của việc hệ thống trong kinh doanh toàn thế giới và ý tưởng này có thể chuyển giao trong trường hợp không làm việc tốt. 

Những hệ thống tốt có thể đo lường được và nên được thay đổi theo phương pháp tốt hơn trong những tình huống mới.

5. Chứng căng thẳng mãn tính:

Chứng căng thẳng mãn tính có hại cho chúng ta. Nhiễm sắc thể của chúng ta bị giới hạn bởi những tế bào nhỏ gọi là telomere (TEE-lo-Meers) trông giống như nhựa ở phần cuối dây giày của chúng ta.

Telomere rút ngắn là dấu hiệu của sự lão hóa và làm tăng mức độ căng thẳng mãn tính. (Singer, 2011).

Điều này đã được chứng minh bởi những nghiên cứu của Elissa EPEL  và Elizabeth Blackburn với các bà mẹ chăm sóc con bị bệnh mãn tính. Mỗi người tham gia nghiên cứu đã được đưa một bài kiểm tra căng thẳng và thực hiện bằng các biện pháp sinh học khác nhau.

Kết quả cho thấy những bà mẹ bị căng thẳng ở mức cao có telomere ngắn hơn những người bị căng thẳng ít hơn. Trong thực tế, những phụ nữ bị căng thẳng cao lớn hơn 10 tuổi so với những người bị căng thẳng ít hơn!

6. Sự ganh đua:

Đây là một xu hướng tự nhiên khi chúng ta muốn biết làm thế nào để vượt người khác, nó không đủ để biết hiệu suất làm việc của chúng ta, nhưng chúng ta lại muốn biết việc chúng ta đang làm so với những người khác như thế nào.

Người ta thường nghĩ khi sở hữu nhiều của cải vật chất sẽ mang lại cho chúng ta nhiều hạnh phúc hơn. 

Năm 1940, điểm số đánh giá mức độ hạnh phúc của người Mỹ đạt 7,5/10 điểm. 

Nhưng ngày nay, với sự xuất hiện của máy nghe nhạc, điện thoại thông minh, máy tính, ô tô…và mức thu nhập tăng gấp đôi thì điểm đánh giá này chỉ còn 7,2. 

Điều đó chứng tỏ vật chất không mang lại hạnh phúc, thậm chí nó là điềm báo của sự bất hạnh (Lyubomirsky, 2007).

Một nghiên cứu khác đã kiểm tra thái độ  của 12.000 sinh viên năm nhất khi đạt 18 tuổi, sau đó đo mức độ thỏa mãn cuộc sống của họ khi 37 tuổi. 

Những người này bày tỏ mong muốn vật chất như thời tân sinh viên và ít hài lòng với cuộc sống của họ 20 năm sau đó (Mickerson et al, 2003).

Đừng quá lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình. Ảnh minh họa.

7. Nghĩ rằng sự hoàn hảo tồn tại:

Chúng ta thường mất nhiều năm để nhận ra cách từ bỏ việc theo đuổi sự hoàn hảo.  

Suy nghĩ  bạn làm việc gì cũng phải thật hoàn hảo giống như đeo một gánh nặng trên lưng và nó hoàn toàn nghiền nát sự sáng tạo.

Theo giáo sư nghiên cứu Brene Brown, “Sự (đòi hòi) hoàn hảo luôn tương quan với các bệnh trầm cảm, lo âu, nghiện, tê liệt cuộc sống và bỏ lỡ nhiều cơ hội".

Do vậy, chính nỗi sợ thất bại, sai lầm, không đáp ứng được kỳ vọng của mọi người, sợ bị chỉ trích khiến chúng ta không dám cạnh tranh lành mạnh và nỗ lực phấn đấu.

8. Lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình:

Thật lãng phí thời gian và năng lượng khi chúng ta quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình. 

Đừng lo lắng về việc người khác nghĩ mình ăn mặc, nói năng, xử lý tình huống như thế nào.

Hãy chỉ tập trung vào suy nghĩ của một số người thực sự quan trọng trong cuộc sống. 

Hãy tự chịu trách nhiệm với những quyết định muốn và không muốn của mình.

9. Ghét công việc đang làm:

Theo khảo sát gần đây nhất của Gallup về sự hài lòng của các nhân viên với công việc, 50% công nhân được báo cáo “không hài lòng”, trong khi đó một báo cáo khác cho thấy 20% “hoàn toàn không hài lòng”. 

Điều đó có nghĩa 70% nhân viên không làm việc hết khả năng của họ.

Nếu hoàn cảnh của bạn ngăn cản bạn thay đổi công việc ngay, hãy chuyển việc khi bạn cảm thấy phù hợp nhất.

10. Không hiểu biết về tài chính:

Việc tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cho tương lai rất quan trọng nhưng bạn cũng cần phải hiểu biết đôi chút căn bản về tài chính thế giới.

Nếu hiểu biết về tài chính của bạn có hạn thì đừng ngại nhờ đến những sự giúp đỡ. 

Rất nhiều nguồn từ sách báo đến blog của các nhà hoạch định tài chính có thể giúp đỡ bạn trong việc này.

Theo Forbes

ĐINH THƠM / Theo Forbes

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]