15 kỹ năng trẻ cần chuẩn bị trước khi vào lớp 1

Con bước vào lớp 1 là dấu mốc quan trọng đối với bé và cha mẹ. Vậy mẹ hãy chuẩn bị cho con vào lớp 1 những gì tốt nhất để con tự tin vào năm học mới nhé.

15.1087

Hầu hết các bậc phụ huynh Việt Nam cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho bé trước khi vào lớp 1, bởi trường tiểu học là một thế giới rất lạ lẫm đối với bé.

Phụ huynh hãy tham khảo 15 kỹ năng trẻ cần chuẩn bị trước khi vào lớp 1 để con có một hành trang đầy đủ cho năm học mới 2016 nhé!

Con bước vào lớp 1 là dấu mốc quan trọng đối với bé và cha mẹ. Ảnh minh họa

1. Học thuộc bảng chữ cái

Học thuộc lòng bảng chữ cái là điều rất quan trọng, khi bé bước vào lớp 1 các bậc cha mẹ cần chú ý. Thông qua những đồ chơi vui vẻ, bạn có thể giúp bé học thộc lòng bảng chữ cái một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh việc nhận biết chữ cái, bạn nên giúp bé phát âm chuẩn ngay từ đầu, đừng để bé nói ngọng “l” hoặc “n” hay phát âm sai “p” hoặc “b”.

2. Biết viết tên mình

Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Cách tốt nhất là bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờ giấy trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại. Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho đến khi thành thạo.

3. Thuộc nhiều bài hát

Giai điệu và ngôn từ qua bài hát là cách thú vị giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bạn chớ nên ngại ngùng khi cất cao giọng, hát tặng bé những bài ngộ nghĩnh. Các bé thường có xu hướng nhanh thuộc lời bài hát hơn khi cùng được ngân nga hàng ngày với cha mẹ. Không những thế, bạn còn có thể mượn lời bài hát để giải thích những sự vật, hiện tượng có trong đó cho bé hiểu.

4. Kỹ năng giao tiếp

Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so với khoảng thời gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc lóc và ham thích đến trường.

5. Sử dụng nhà vệ sinh công cộng

Con sẽ ở trường tiểu học trong 5 năm liền, vì thế, xác định nhà vệ sinh ở khu vực nào là điều vô cùng quan trọng. Con rất cần tìm đúng và nhanh nhà vệ sinh khi có nhu cầu sử dụng đúng cách, sạch sẽ và văn minh để không gây ảnh hưởng đến nhà trường, bạn bè, xếp hàng theo trật tự để cùng sử dụng, không chen ngang, lấn hàng.

6. Sẻ chia với người khác

Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nuông chiều bé thái quá. Khi ấy, bé sẽ trở nên ích kỷ, nghĩ mình là nhất và sẽ khó khăn khi vui chơi với các bạn ở lớp. Bé ích kỷ thường dễ bị cô lập và khó tiếp thu bài vở hơn các bạn khác.

7. Biết cách tự chăm sóc bản thân

Đừng quá tỏ ra chăm lo cho bé, đến tuổi này hãy để bé tự lập trong một số sinh hoạt cá nhân như mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi giày,… Không quá phức tạp và khó khăn, bạn chỉ mất một chút thời gian khi giúp bé điều này nhưng không nó sẽ để lại hậu quả ngoài sức tưởng tượng của bạn ads.tuyển sinh trung cấp mầm non, cao đẳng sư phạm hà nội chính quy. Chẳng may vô tình dây giày của bé bị tuột hay cúc áo bị bật ở lớp, bé sẽ không biết cách tự xử lý.

8. Tìm cho bé một nhóm bạn thân

Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Vui chơi cùng các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái tinh thần mà thông qua những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời can thiệp.

Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hành trang cho con vào lớp 1 được thuận lợi. Ảnh minh họa

9. Giữ gìn đồ dùng học tập

Một “tội” rất phổ biến của học sinh lớp 1 khiến cha mẹ và thày cô vô cùng phiền lòng chính là phá đồ dùng học tập. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì những đồ dùng đó quá mới lạ với trẻ, cách thức sử dụng chúng trẻ chưa rõ lắm. Trẻ cũng không hiểu rõ về lợi ích của từng đồ dùng. Sự tò mò đó đã khiến trẻ rất thích thú khám phá và làm hỏng các đồ dùng.

Hơn nữa, do chưa quen với việc quản lý tài sản riêng, trẻ rất dễ làm mất mát đồ dùng như sách vở, bút, tẩy, bút chì…. Để tránh lãng phí, đồng thời dạy trẻ kĩ năng bảo vệ đồ dùng học tập cha mẹ cần thực hiện theo các bước như sau.

10. Hoàn thành công việc

Bạn nên rèn cho bé kỹ năng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Bé buộc phải đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy hoặc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thói quen này rất hữu ích sau này khi bạn yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài tập cô giáo giao cho mới được đi ngủ.

11. Xây dựng sự tập trung

Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở bức tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.

12. Học đếm số

Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào rổ giúp mẹ” hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như “Nhà mình có bao nhiêu người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớ và nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số ở trường.

13. Dạy bé cách đặt câu hỏi

Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường chưa chuẩn xác. Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Để bé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những điều bé muốn tìm hiểu.

14. Kỹ năng giao tiếp

Không giống môi trường mẫu giáo, vào lớp 1 bé phải tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn nhiều. Để giúp cho bé hòa đồng, cởi mở giao tiếp và thích nghi với bạn bè nhanh hơn, hãy tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn, cho bé tham gia nhiều các hoạt động của trẻ đồng trang lứa khi còn ở nhà. Khi đó trẻ sẽ mạnh dạn  và không khóc lóc, ham mê đến trường hơn.

15. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe

Dạy bé phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, đồng thời bạn nên khuyến khích bé ăn đa dạng chất. Không nên cố nhét thêm bánh, kẹo ngọt trong túi quần để bé tiện lợi khi ăn vặt.

Mai Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]