2 cách đơn giản giúp trẻ làm quen với việc có em

Với một đứa trẻ thường xuyên nhận được sự quan tâm chú ý, thêm một đứa em có thể dễ dẫn đến sự ghen tị. Chúng có thể sẽ cảm thấy lạc lõng và chịu áp lực, điều này có thể dẫn đến các vấn đề ngắn hoặc dài hạn cho cả cha mẹ và những đứa trẻ.

0

Là bậc cha mẹ, thật khó khăn để cho cả hai đứa con một sự quan tâm, chú ý mà chúng cần. Tuy nhiên, có một số cách để khiến tất cả các con của bạn đều cảm thấy được quan tâm.

Phương pháp 1: Trước khi em được sinh ra

Bước 1: Hãy “lôi kéo” trẻ vào quá trình mang thai của bạn

Bạn sẽ có thời gian kể từ khi bạn biết rằng có em bé cho tới khi em bé ra đời, bởi vậy hãy tận dụng. Hãy thử một vài ý tưởng sau:

Giải thích cho trẻ điều gì sẽ xảy ra trước, trong và sau khi em bé ra đời để con bạn có thể chuẩn bị trước những gì có thể gây bối rối. Hãy chuẩn bị sẵn một phòng để chuẩn bị cho những gì có thể bất ngờ xảy đến, chẳng hạn như đứa trẻ có thể phải ở viện vài ngày hay vài tuần.

Tránh để cho con bạn có suy nghĩ rằng em bé mới sinh sẽ thay thế chúng ngay lập tức, trẻ càng nhỏ tuổi, điều đó càng quan trọng.

Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu rằng trong nhiều tuần, em bé sẽ chỉ ngủ, ăn, nhìn xung quanh, đi vệ sinh và khóc. Đặc biệt là việc khóc, hãy làm rõ rằng khi em bé khóc, điều đó không phải lỗi hay trách nhiệm của con.

Hãy sử dụng búp bê để trẻ luyện tập cách chăm sóc em bé.

Cho phép con bạn đi cùng đến phòng khám thai để con có thể nghe thấy nhịp tim của em bé.

Hãy hỏi con bạn về việc đặt tên cho em bé. Bạn có thể đưa cho con danh sách các tên gọi để con có thể chọn một cái tên mà mình thực sự thích. Đề nghị bé cùng thiết kế và sắp xếp đồ đạc, phòng mới cho em bé. Và nếu điều này hiệu quả, bạn sẽ thấy con bạn sẽ tự quan tâm tới em bé mới như thế nào.

Đọc các câu truyện về em bé mới cho con để có thể giúp trẻ hình dung về việc em bé sẽ như thế nào, hành động ra sao và những điều mà các anh/chị nên làm với em bé. Tránh xa các cuốn truyện phi thực tế mang đến cảm giác lẫn lộn dường như không thể chấp nhận được.

Trên tất cả, hãy để tất cả những công việc chuẩn bị này diễn ra thật nhẹ nhàng, tự nhiên và giản dị. Việc lặp đi lặp lại về điều này có thể gây nhàm chán cho trẻ và có thể khiến trẻ thấy lo lắng hơn là chuẩn bị.

Bước 2: Nhắc nhở con rằng chúng từng là một em bé

Hãy sử dụng những từ ngữ tích cực phù hợp với lứa tuổi, nói cho con về ngày sinh của chúng và những điều khiến ngày sinh trở nên đặc biệt. Điều này sẽ khẳng định cho con bạn về sự quan trọng của con đối với bạn, và cho con hiểu tại sao bạn lại cảm thấy vui mừng về em bé mới.

Phương pháp 2: Khi em bé chào đời

Bước 1: Hãy giữ những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé một cách bình thường nhất có thể trong thời gian sinh và sau sinh. Hãy cố gắng giữ mọi thứ bình thường để con không có cảm giác như em bé đã thay đổi mọi thứ.

Bước 2: Tìm những cách tích cực để trẻ làm quen với em bé. Con có thể ôm em, hát cho em hoặc dạy em cười, đọc truyện cho em nghe,...

Bước 3: Không nên phớt lờ hay bỏ qua các hành động tiêu cực của con dành cho em bé, như cấu véo hay hét lên rằng “con ghét em bé” khi bé được yêu cầu mang đến cho em bé một chiếc tã sạch.

Bước 4: Khen thưởng và củng cố những hành động tích cực của con, để trẻ nhận thấy mình có một người anh em tốt, một gia đình vui vẻ.

Bước 5: Hãy nói chuyện với em bé về người anh/chị của bé khi trẻ đang đứng cạnh. Ví dụ: Con xem anh trai con kìa, anh con đã tự buộc dây giày, dọn giường ngủ và tìm điều khiển cho mẹ đấy, hay “Con à, khi con lớn lên, chị gái sẽ dạy cho con chơi Candyland nhé”.

Bước 6: Đừng vội vàng bỏ lại những gì bạn đang làm dở mỗi khi em bé khóc. Quá nhiều lần trẻ phải chờ đợi bạn chăm sóc em bé sẽ thật không hay. Thi thoảng, hãy để em bé đợi bạn.

Bước 7: Nô đùa riêng với trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ nhận thấy, vẫn có những khoảng thời gian dành riêng cho 2 người.

Bước 8: Cả gia đình cùng vui đùa. Trẻ sẽ tự cảm thấy bực bội với em bé nếu chúng cảm thấy em bé khiến gia đình không thể cùng nhau vui đùa. Hãy cho trẻ thấy em bé cũng là một phần của gia đình, điều này rất quan trọng.

Lưu ý:

- Thay vì gọi là em bé hay em bé của mẹ, hãy tạo thói quen gọi “em bé của chúng ta”.

- Bạn có thể ngủ chung cả gia đình để tạo cảm giác gần gũi, tích cực hơn.

- Đừng bao giờ bắt con làm thêm nhiều việc hay làm các việc lặt vặt để bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để chăm em bé. Điều này có thể tạo tâm lý và hành vi tiêu cực cho trẻ đối với em bé.

- Tránh các phản ứng tiêu cực hay bỏ lơ khi con có ý muốn giúp đỡ chăm sóc em bé. Hành vi này sẽ tạo khoảng cách giữa những đứa trẻ.

MINH TRANG

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]