4 phương pháp giúp trẻ nhận lỗi khi làm sai

Việc giáo dục phải được bắt đầu ngay từ những ngày bé vừa được chào đời. Có rất nhiều cách để bạn giáo dục bé về mọi thứ, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu và dạy bé đúng cách về việc nhận lỗi và xin lỗi khi làm sai!

0

Đây là quá trình đánh dấu sự phát triển về nhân cách cho trẻ sau này. Đầu tiên, bạn nên nhận lỗi khi chính mình làm sai. Đừng bao giờ e ngại việc một người lớn phải xin lỗi một em bé mấy tháng tuổi. Khi nhận lỗi, bạn nên kèm theo đó là lời giải thích cho các bé hiểu lí do của việc bạn thể hiện như thế để cho các bé hiểu. Tùy theo độ tuổi và mức độ nhận thức của bé mà bạn hãy đưa ra lời giải thích hợp lí và dễ hiểu nhất. Điều này sẽ giúp bé hiểu khi nào cần một lời xin lỗi và dần trở thành thói quen cho bé sau này.

Dưới đây là 4 phương pháp giúp mẹ hình thành cho bé thói quen xin lỗi khi mắc sai lầm với người khác:

  • 1

    Trước nhất, bạn nên dạy bé phân định điều đúng –sai

    Bé cần được giáo dục về hành vi, về điều đúng sai trong cuộc sống hằng ngày, có như thế mới giúp bé hình thành được những phản xạ tự nhiên, từ đó có thái độ đúng đắn hơn trong việc nhận lỗi về mình.

  • 2

    Phương pháp thứ hai đó là bạn cần giúp bé nhận lỗi

    Đôi khi bé sẽ không biết phải nhận lỗi như thế nào. Bạn cần khuyến khích hay thậm chí dỗ ngọt để bé chịu nhận lỗi của mình. Nhưng cũng không nên quá gò bó hay ép buộc bé phải làm, vì nhận lỗi cần sự tự giác từ các bé. Khi cần thiết, bạn cũng có thể trò chuyện riêng với bé và hỗ trợ bé tìm ra những từ ngữ phù hợp trong hoàn cảnh đó mà không cần đến từ “xin lỗi” như: “Con rất buồn vì làm hư đồ của chị” hay “con không cố ý làm đổ cơm”…

  • 3

    Tiếp theo là sự chân thành trong việc xin lỗi

    Bạn cần cho bé hiểu mức độ quan trọng của một lời xin lỗi như thế nào. Không phải là những câu chữ qua loa hay hành động hời hợt, không xuất phát từ trái tim. Hãy tập cho bé nhìn thẳng vào người đối diện, nói xin lỗi một cách chân thành và biết lỗi. Điều này sẽ giúp bé đề cao việc xin lỗi và hạn chế mắc phải sai lầm.

  • 4

    Cuối cùng, cha mẹ nên có những trường hợp giả định

    Hãy chơi cùng bé khi bạn có thời gian rãnh rỗi, hãy tập cho bé các trò chơi bổ ích như lỡ tay làm hư cây hoa của mẹ, trong trường hợp này bé nên xin lỗi mẹ hay không…

    Những tưởng lời xin lỗi đối với trẻ nhỏ chỉ là hình thức, nhưng nó chính là cột mốc đánh dấu sự phát triển về mặt nhân cách cho trẻ sau này. Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu và hình thành thói quen nhận lỗi ngay từ ngày còn bé, bởi khi càng lớn, bé sẽ có biểu hiện hổ thẹn mỗi khi xin lỗi.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]