7 sai lầm ngớ ngẩn đối với sức khỏe

Có một số thói quen đã ăn sâu vào hoạt động thường ngày của chúng ta, đến nỗi đôi khi không nhận ra rằng chúng có thể gây hại cho sức khỏe.

31.2046
Dù là những thói quen vô thức của chính bạn hay do quan niệm sai lầm gây ra, một lúc nào đó chúng cũng sẽ làm suy yếu sức khỏe của bạn. Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến đến nỗi chúng ta xem đó là chuyện bình thường. Bằng cách nhận thức được những điều này, bạn có thể thay đổi lối sống để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

1. Không uống đủ nước


Không uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày là sai lầm phổ biến nhất của mọi người.

Có thể bạn đã nghe về những lợi ích của việc uống nhiều nước đối với sức khỏe rất nhiều lần, nhưng liệu bạn có đang cung cấp đủ nước cho cơ thể mình mỗi ngày?

Không chỉ là một thành phần không thể thiếu của mọi sinh vật sống, nước còn giúp tiếp thêm sinh lực cho cơ bắp, làn da và thúc đẩy quá trình giảm cân (nước lọc là thức uống tốt nhất cho sức khỏe).

Ngoài ra, nước còn giúp loại bỏ những chất cặn bã trong cơ thể và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Nói chung, uống nhiều nước giúp cho chúng ta giữ được sự tỉn táo, giảm mệt mỏi và khỏe mạnh hơn về mặt tổng thể. Vì vậy, hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày.

2. Không giải phóng tình trạng căng cơ


Tình trạng căng cơ không được giải tỏa có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Trong số chúng ta, không mấy ai để ý rằng sự căng thẳng có thể ẩn náu trong cơ bắp. Bạn có thể thấy điều này qua cảm giác không thoải mái nhiều giờ sau khi trải qua một tình huống căng thẳng. Theo thời gian, những căng thẳng tích tụ có thể dẫn đến đau mỏi lưng, nhức đầu, thậm chí là nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Để tránh tình trạng trên, mỗi ngày hãy dành ít phút để thả lỏng cơ thể và giải phóng những căng thẳng mà cơ bắp của bạn phải chịu đựng. Bạn có thể chuyển động đầu theo vòng tròn một cách nhận rãi và nhún vai để giải tỏa những "năng lượng xấu" tích tụ trong cơ bắp.

3. Ăn thịt nhiều hơn rau


Ăn nhiều thịt hơn rau củ là một sai lầm rất phổ biến của hầu hết mọi người.

Mức tiêu thụ thịt ngày nay đã tăng lên rất nhiều so với trong quá khứ. Ngày nay, mọi người thường dùng bữa với những tảng thịt lớn với một "nhúm" rau nhỏ. Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo rằng bạn chỉ nên ăn khẩu phần thịt bằng diện tích lòng bàn tay hoặc một quân bài trong mỗi bữa ăn, ngũ cốc và rau mới là những thực phẩm lành mạnh cần ăn nhiều.

Thịt là một thực phẩm có tính axít, do đó, để cân bằng độ kiềm trong cơ thể, bạn nên ăn một lượng lớn các thực phẩm có tính kiềm như trái cây, rau quả…

Thay vì xem thịt là trọng tâm bữa ăn, bạn thử biến nó thành một món ăn phụ hoặc một thành phần bổ sung. Nếu được, hãy cố gắng thử dùng tối thiểu một bữa ăn không có thịt mỗi tuần và tăng dần số bữa ăn không có thịt theo thời gian.

4. Làm việc không đúng tư thế

Ngồi làm việc không đúng tư thế không chỉ khiến bạn đau mỏi mà còn gây nhiều vấn đề xương khớp.

Hầu hết dân văn phòng đều phải làm việc với máy tính cả ngày và việc ngồi đúng tư thế trong cả ngày dài làm việc có vẻ như không dễ chút nào. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi vì chính sức khỏe của mình. Ngồi làm việc không đúng tư thế có thể gây ra nhiều vấn đề về cột sống, thậm chí gây đau dạ dày, đau đầu, đau hàm, kém lưu thông máu và suy giảm chức năng phổi.

Những tư thế không tốt còn khiến cơ bắp căng thẳng, điều này có thể dẫn đến suy giảm cơ bắp. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân ngồi làm việc đúng tư thế, việc này có thể không mấy đơn giản nhưng chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ "cám ơn" bạn rất nhiều.

5. Đi ngủ quá muộn

Bạn đã từng nghe nói rằng một giờ ngủ trước nửa đêm bằng 2 giờ sau nửa đêm? Đi ngủ muộn, đặc biệt là sau nửa đêm có thể dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng, hoặc không đảm bảo thời gian ngủ sâu (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh - REM) để cơ thể hồi phục.

Hãy thay đổi lịch trình để đi ngủ sớm và thức dậy sớm hơn, bằng cách này, bạn có thể không cần kéo dài thời gian ngủ nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe.

6. Quên hít thở sâu

Ảnh minh họa.

Khi buồn bã, tức giận hoặc căng thẳng chúng ta thường quên cơ chế kiểm soát cảm xúc quyền lực nhất mà mình có được, đó chính là hơi thở. Bằng cách hít thở sâu và có kiểm soát, bạn có thể tự làm chậm nhịp tim, làm dịu hệ thống thần kinh và tỉnh táo hơn.

Ôxy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với toàn bộ cơ thể bạn, do đó, việc tăng lưu lượng ôxy có thể giúp tăng cường sinh lực cho cơ bắp và nhiều cơ quan khác. Quan trọng nhất, hít thở sâu giúp cung cấp nhiều ôxy cho não, điều này rất có ích cho cảm xúc và tâm lý của bạn. Nếu cảm thấy mất bình tĩnh, thiếu năng lượng hoặc căng thẳng hãy thử thực hành các bài tập thở, bạn sẽ thấy tình hình nhanh chóng được cải thiện.

7. Không mỉm cười


Nụ cười cũng rất quan trọng đối với sức khỏe, hãy luôn nhớ điều đó.

Có một "nguyên lý" hiển nhiên rằng những người hạnh phúc sẽ sống lâu hơn. Khi chúng ta cười, não giải phóng một hóa chất có tên là endorphin, chất này giúp chống lại căng thẳng và khiến ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Một trong những điều thú vị nhất về nụ cười đó là tính truyền nhiễm của nó, một nụ cười của bạn có thể đem niềm vui, lòng tin và những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh. Do đó, ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi hay buồn chán, hãy cố gắng tìm cho mình một lý do để mỉm cười và quan trọng là hãy làm điều này mỗi ngày.

Theo Phụ nữ Gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]