8 bài học đáng suy ngẫm từ 'Vừa đi vừa khóc'

Tuy có nhiều chi tiết không hợp lý nhưng bộ phim “Vừa đi vừa khóc” vẫn mang đến cho người xem những thông điệp đáng quý.

15.606

Xây dựng loạt nhân vật với tính cách khác nhau, từ một bà nội cổ hủ cho đến một Đông Dương đầy tội nghiệp khi phải giả vờ làm con trai suốt mấy chục năm trời, rồi những Lố, Thêu và cả ông bố rất tâm lý của Hải Minh… Vũ Ngọc Đãng đã gửi đến người xem nhiều bài học ý nghĩa thông qua .

1. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô

Có thể nói, bà nội chính là mấu chốt của toàn bộ những rắc rối xảy ra trong cuộc đời Đông Dương. Vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của bà nội mà Dương phải sống cuộc đời của một trụ cột gia đình từ khi còn nhỏ đến lớn, được bà nội yêu thương hơn những chị gái khác nhưng cũng là gánh nặng lớn nhất.

Từ cách nghĩ của bà nội về cháu trai đến cách mà bà ép Dương phải cưới Thêu bất chấp “anh chàng” đưa ra lý do cần phải học thành tài để có cuộc sống tốt hơn, khán giả có thể phần nào thấy những tư tưởng cố hữu đó có thể giết chết một tương lai tốt đẹp kể cả khi nó xuất phát từ tình yêu thương.

Dù yêu thương cháu nhưng vì tư tưởng trọng nam khinh nữ mà bà nội khiến cô cháu gái Đông Dương phải sống trong vỏ bọc suốt 20 năm trời

2. Tình yêu đích thực phải cùng nhau vượt qua khó khăn

Bố Hải Minh đã không ngần ngại lừa gạt người con gái mà Hải Minh muốn cưới làm vợ để anh thấy rõ tình yêu của Bảo Quyên dành cho mình hoàn toàn không phải xuất phát từ tình yêu đích thực. Ông dùng chính những gì ông đã trải qua để dạy đứa con mình về tình yêu, thứ tình cảm chỉ thật sự tồn tại khi hai bên cùng nhau trải qua khó khăn, chia sẻ được mọi vui buồn. Đó cũng chính là những gì mà những cặp đôi yêu nhau cần phải hiểu để có một tình yêu thật sự. Tình yêu vẫn sẽ tồn tại dù là giàu hay nghèo, dù buồn hay vui chỉ cần nó thực sự xuất phát từ trái tim.

Tình yêu của Đông Dương và Hải Minh đã trải qua rất nhiều sóng gió nhưng cũng vì thế mà thêm bền chặt

3. Yêu một người là luôn muốn nhìn thấy họ hạnh phúc

Khán giả có lẽ sẽ không quên cuộc đối thoại của Hải Minh và bố trước khi anh tỏ tình với Đông Dương. Người cha ủng hộ tình yêu Minh dành cho Dương dù biết đứa con trai duy nhất của mình có tình cảm với một người con trai khác và không thể sống thiếu cậu ấy.

Ông đã nói: “Khi chúng ta yêu thương một ai đó thật sự, chúng ta sẽ luôn muốn nhìn thấy họ hạnh phúc”. Có lẽ cũng giống như bao người làm cha, làm mẹ khác, ông cũng muốn con trai mình có giới tính bình thường và yêu một cô gái bình thường, nhưng ông đã không tỏ ra kỳ thị hay phản đối việc Hải Minh có tình cảm với một cậu con trai. Đó cũng chính là tình yêu, đối với ông, có lẽ việc con mình cảm thấy thế nào mới là điều quan trọng nhất.

4. Dối trá không bao giờ mang lại điều tốt đẹp

Vì muốn thử tình yêu mà mẹ dành cho mình, Hải Minh đã che giấu sự giàu sang hiện tại của mình nhưng cũng chính những lời nói dối đó đã khiến anh phải hối tiếc khi mẹ anh bỏ đi. Lời nói dối dù xuất phát từ thiện ý hay không thì vẫn sẽ đem lại sự tổn thương cho người đối diện. Mẹ Hải Minh đã sốc khi biết chính con trai đang gạt mình để thử tấm lòng của một người làm mẹ.

Và đến mối quan hệ phức tạp giữa Đông Dương và Hải Minh cũng là kết quả của những lời nói dối. Đông Dương vì muốn thử làm con gái đi chơi với Hải Minh mà liên tục nói dối anh chàng như một thói quen nhưng khi mọi chuyện vỡ lỡ, nó không chỉ phá vỡ một mối quan hệ tốt đẹp mà còn đánh mất niềm tin ở Hải Minh, gây nên tổn thương cho cả hai.

Hơn tất cả, lời nói dối lớn nhất của bộ phim đã làm cuộc đời của Đông Dương đảo lộn, cô phải sống cuộc đời của một đứa con trai suốt 20 năm, luôn phải tìm cách để làm hài lòng bà nội cổ hủ và nếu không gặp Hải Minh, không biết cuộc đời cô sẽ rẽ theo hướng nào. Lời nói dối này cũng gây nên không ít phiền phức cho những người xung quanh, khiến cho cô nàng Thêu si tình bỏ lỡ mất tình cảm mãnh liệt của chàng Lố, anh chàng Hải Minh phải đứng ngồi không yên vì tưởng bản thân là gay…

Sau tất cả, khi mà những sự thật dần dần được hé lộ thì khán giả cũng có thể nhận ra, dù là yêu thương kiểu gì đi chăng nữa thì cũng phải xây nên từ nền tảng chân thành mới có thể bền lâu được.

5. Lá lành đùm lá rách

Giống như nhiều phim khác của Đãng “Trọc”, Vừa đi vừa khóc cũng khai thác cuộc sống từ nhiều mảnh đời khổ cực, lam lũ nhưng các nhân vật luôn mạnh mẽ, nghị lực hết mình và giàu tình nhân ái. Đông Dương tuy hoàn cảnh khó khăn, phải bỏ học vì không có tiền nhưng vẫn thường xuyên giúp đỡ các em nhỏ mồ côi trong lớp học tình thương dù chỉ là những quyển sách cũ. Hải Minh cũng hay quyên góp bảng, sách vở để các em có điều kiện học tốt hơn rồi bố anh cũng tận tình chuẩn bị những bình trà đá miễn phí cho người lao động.

Những hành động dù nhỏ hay lớn cũng đều chia sẻ phần nào với khó khăn, khổ cực mà nhiều mảnh đời bất hạnh trong xã hội đang phải trải qua từng ngày.

6. Nghề nghiệp nào chân chính cũng đáng được trân trọng

Cuộc sống ở khu ổ chuột, xóm nghèo của những người bán cá, mua ve chai, chở cát thuê… được đưa vào phim một cách nhẹ nhàng và đáng trân trọng. Dù không làm những nghề cao sang và cuộc sống cũng không lấy gì làm dư dả, nhưng những nhân vật trong Vừa đi vừa khóc cho thấy chỉ cần lao động bằng chính mồ hôi nước mắt của mình thì chính họ đã là điều đáng trân quý nhất rồi. Chính Hải Minh – anh chàng “giàu” nhất phim – cũng đã học được bài học này từ người bố vốn đi lên từ nghèo khó của mình.

Những nghề nghiệp bình dị được đưa vào phim một cách nhẹ nhàng, không khiên cưỡng

7. Đã là con, cháu phải biết hiếu thuận

Mẹ Hải Minh đã bỏ anh từ khi anh mới hơn 1 tuổi, những gì anh biết về mẹ chỉ theo lời kể của bố nhưng anh vẫn quyết tâm tìm lại mẹ khi biết bà còn sống. Bố Hải Minh tuy rất hận người phụ nữ đã bỏ rơi hai cha con ông khi ông rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhưng ông vẫn ủng hộ Hải Minh quyết định tìm lại mẹ mình với lý do “một đứa con có hiếu thì phải làm như vậy”. Ông dạy con mình phải hiếu thảo với người đã sinh ra mình bởi dù họ có sai thì họ vẫn là người thân của mình.

Chưa một lần lên tiếng trách móc bà nội, Đông Dương vẫn luôn tỏ ra là một đứa cháu hiếu thảo của bà

Ba mẹ Đông Dương mất sớm, để lại cho cô con gái phải sống trong thân phận con trai và lời hứa chăm sóc bà nội, quyết giấu kín thân phận của mình cho đến khi bà nội “nhắm mắt xuôi tay”. Đông Dương vì lời hứa với ba mẹ, vì lòng hiếu thảo với bà nội, vì không muốn nhìn thấy nội buồn, thất vọng nên luôn che giấu bản thân mình, chấp nhận sống mà không được là chính mình. Cô nàng chấp nhận không được như những cô gái khác, từ bỏ những khao khát của mình, hạnh phúc và cả tình yêu dành cho Hải Minh để bà nội được vui, giữ đúng lời hứa với ba mẹ.

8. Con đường học vấn sẽ mang lại tương lai tốt đẹp hơn

Từ khi bắt đầu ở chung với Đông Dương, Hải Minh quyết tâm giúp đỡ cô có một tương lai ổn định hơn thay vì cứ phải làm thuê mỗi ngày. Anh dạy cô đánh máy, giúp cô ôn tập để đi học lại, gây dựng trong cô khao khát được đến trường để có công việc tốt hơn. Chính sự nỗ lực của Đông Dương cũng làm anh chàng bán cá Lố muốn đi học trở lại. Khẩu hiệu "học thành tài" không phải là giáo điều mà là việc ai cũng có thể thấy nếu muốn có một công việc tốt hơn. Vì thế, những chi tiết tưởng chừng như nhỏ này cũng được đánh giá cao.

Sự chăm chỉ của Dương khiến Lố có động lực để đi học trở lại

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]