Bài tập Kegel cho mẹ bầu lợi ích dài lâu

Bằng những bước đơn giản, bài tập Kegel sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh các cơ bắp ở vùng sàn chậu, từ đó hỗ trợ cho bàng quang, niệu đạo, trực tràng và tử cung. Những lợi ích đó không chỉ kéo dài trong thai kỳ mà cho đến tận sau khi sinh

0

Bài tập được đặt tên theo tên của bác sĩ phụ khoa Arnold Kegel, người đã giới thiệu phương pháp này từ thập niên 1940 để chữa trị cho các phụ nữ mắc chứng đi tiểu không kiểm soát và kiểm soát bàng quang kém sau khi sinh. Chứng đi tiểu không kiểm soát ảnh hưởng đến 70% phụ nữ sau khi sinh, và vì vậy bài tập này quả là một giải pháp rất đáng quan tâm. Nó cũng giúp ích cho những người gặp vấn đề trong kiểm soát hậu môn sau khi sinh.

Vì bài tập này giúp tăng lưu thông máu ở trực tràng và hậu môn, nó cũng có ích cho người bị trĩ và làm tăng tốc độ hồi phục cho những phụ nữ phải cắt tầng sinh môn hoặc bị rách tầng sinh môn trong lúc sinh. Thêm vào đó, việc duy trì tập Kegel thường xuyên sau khi sinh cũng giúp củng cố cơ âm đạo, giúp đời sống vợ chồng trở nên nồng nàn hơn.

Bài tập Kegel hữu ích cho phụ nữ ở mọi độ tuổi, kể cả khi bạn mang thai hay sau khi sinh

Cách thực hiện bài tập 
Bạn cần đi tiểu trước khi bắt đầu bài tập. Tưởng tượng như mình đang cố nín xì hơi và đi tiểu cùng một lúc bằng cách thít các cơ âm đạo và hậu môn. Nếu không chắc chắn mình đã làm đúng, bạn có thể đặt một ngón tay vào âm đạo và cảm nhận được lực khi thít chặt cơ. Bài tập này cũng có thể được áp dụng khi bạn đang “lâm trận” cùng chàng.

Bạn cần đảm bảo chỉ có vùng cơ sàn chậu, hậu môn và âm đạo làm việc mà không đả động gì đến phần cơ bụng. Hãy khép chân lại, ép mông lại với nhau và ngưng vài nhịp thở. Để chắc chắn, bạn có thể đặt một bàn tay lên bụng để chắc chắn cơ bụng hoàn toàn thư giãn khi bài tập đang diễn ra.

Dù ban đầu bạn có thể gặp chút khó khăn khi cố kiểm soát các cơ này, sau đó mọi thứ sẽ trở nên đơn giản nếu luyện tập thường xuyên. Ban đầu, bạn hãy giữ vài giây trong mỗi lần thít cơ, nghỉ vài giây rồi lại tiếp tục. Khi đã thành thục, bạn có thể giữ mỗi nhịp trong 10 giây và nghỉ 10 giây trước khi tiếp tục.

Cố gắng áp dụng bài tập này trong mỗi lần hắt hơi, ho hay nâng vật gì nặng.

Đừng để sàn chậu xuống cấp sau sinh! Sau sinh, rất nhiều bộ phận trên cơ thể phụ nữ sẽ “xuống cấp” trầm trọng nếu không được phục hồi đúng cách, khung sàn chậu không phải ngoại lệ!

Thời điểm thực hiện
Bài tập không cần dụng cụ, không cần một tư thế nằm, ngồi nhất định nên bạn có thể tập bất cứ khi nào mình nhớ tới. Khởi đầu, bạn chỉ cần tập vài lần mỗi ngày. Khi đã thành thạo, bạn gia tăng cả số lần thực hiện cũng như độ dài thời gian trong mỗi lần. Bạn chỉ cần lặp lại 3 – 4 lần 10 giây trong 1 lần tập và thực hiện 3 lần như thế mỗi ngày.

Tốt nhất, bạn nên biến Kegel thành thói quen hàng ngày, bất kể là bạn tập lúc nào, chỉ cần duy trì nó thường xuyên. Hãy kiên nhẫn vì bạn cần từ 3 đến 6 tuần để cảm nhận được sự cải thiện trong khả năng kiểm soát bàng quang.

Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết Kiêng cữ sau sinh là cần thiết tuy nhiên quan niệm kiêng cữ sau sinh ngày xưa và ngày nay có nhiều khác biệt. Có những điều kiêng cữ xưa đi ngược lại với quan điểm của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng ngày nay. Mẹ cùng thử tìm hiểu nhé.

Đừng ngưng tập bài tập này. Việc kiểm soát bàng quang sẽ giảm đi cùng với tuổi tác, vì vậy, bài tập này vô cùng cần thiết bất cứ trong giai đoạn nào. Việc luyện tập còn giúp bạn chống lại chứng sa tạng vùng chậu, ảnh hưởng đến 50% phụ nữ từ 15 đến 50 tuổi. Khi mắc phải sa tạng vùng chậu, các cơ bàng quang, trực tràng và tử cung bị sa xuống và nhô vào vùng âm đạo, gây ra tình trạng tiêu tiểu không tự chủ.

MarryBaby

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]